Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về dinh dưỡng cho người bị mắc sa sút trí tuệ

Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Sa sút trí tuệ với chủ đề: “Dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ” - Ảnh: BV Bạch Mai.

Phát hiện mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và quá trình trao đổi chất

Nghiên cứu phát hiện: Bụi mịn từ giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Infographic: Thực phẩm nên ăn thường xuyên để tăng cường sức khỏe não bộ

Bệnh viện Bạch Mai: Gắp thành công dị vật hiếm gặp trong đường thở của bệnh nhân

Tại buổi sinh hoạt với chủ đề Dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ”, BSCK II. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Tâm thần người già cho biết, sa sút trí tuệ là một hội chứng do bệnh lý của não, có diễn biến từ từ và mang tính chất nặng dần.

Người sa sút trí tuệ thường gặp vấn đề với trí nhớ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thường ngày như: mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân và đại tiểu tiện. Ở những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ thì viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Tâm thần người già - Ảnh: BV Bạch Mai.

BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Tâm thần người già - Ảnh: BV Bạch Mai.

Bên cạnh việc chỉ ra những cách nhận diện và các giai đoạn của bệnh sa sút trí tuệ, bác sĩ Loan cũng chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Theo đó, để tạo cho người bệnh bị giảm cảm giác ngon miệng, người nhà nên:

- Cho người bệnh ăn những thực phẩm có màu và mùi thơm dễ chịu.

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, bên cạnh các bữa chính, nên sắp xếp thêm các bữa ăn nhẹ. Trường hợp người bệnh mất cảm giác muốn ăn, gia đình có thể hỏi thêm bác sĩ về việc bổ sung chế độ ăn uống chất lỏng hoặc thuốc để kích thích sự thèm ăn.

- Khi chế biến đồ ăn, nên làm các món mềm, ẩm: chẳng hạn như trứng bác, bột yến mạch, sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền, cháo, súp, cá nướng, nước ép, sữa lắc và sinh tố. Đối với các loại thực phẩm khác, có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ, cỡ vừa cắn.

- Tránh các món rán, chiên, xào.

- Giảm muối và đường trong khẩu phần ăn cho người bệnh.

- Nên kiểm tra miệng người bệnh sau mỗi bữa ăn, để đảm bảo tất cả thức ăn đã được nuốt.

Cũng trong buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ, ngoài các kiến thức về nhận diện và chăm sóc người bệnh của bác sĩ Loan, các nhân viên y tế của Viện Sức khỏe tâm thần cũng đã khám và sàng lọc cho 12 người. Trong đó, phát hiện ra 5 người đang có dấu hiệu sa sút trí tuệ giai đoạn đầu.

Nếu độc giả quan tâm đến vấn đề sa sút trí tuệ hoặc có người nhà, người thân có các dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ, muốn đánh giá mức độ và tư vấn cách phòng ngừa, điều trị bệnh sa sút trí tuệ thì có thể đến khám và tư vấn tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Địa chỉ: Cổng số 3 - Bệnh viện Bạch Mai, đường Phương Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 02435765344 – 0984104115

Email: [email protected]

FB: Nimh.Vietnam

Đặt lịch khám online: Bcare.vn

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin