Nghiên cứu phát hiện: Bụi mịn từ giao thông làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của phổi

Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?

Bảo vệ sức khỏe trong những ngày trời mù sương

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân tim mạch

Trước đây đã có một số nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có liên quan đến việc tăng tỷ lệ nhập viện vì chứng sa sút trí tuệ. Trong đó, phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng lên tới 90% do ô nhiễm không khí.

Gần đây, một nhóm các chuyên gia tại Đại học Western (Ontario, Canada) dẫn đầu một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải trong thời gian dài với việc tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Tiếp xúc lâu dài với bụi mịn khiến khả năng ghi nhớ suy giảm

Tiếp xúc lâu dài với bụi mịn khiến khả năng ghi nhớ suy giảm

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh học, Học viện Thần kinh Hoa Kỳ (American Academy of Neurology). Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cứ tăng một microgram trên mét khối (tức là µg/m3) tiếp xúc với bụi mịn liên quan đến giao thông thì nguy cơ sa sút trí tuệ của một người tăng lên 3%. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người có mức tiếp xúc trung bình hàng ngày với bụi mịn thấp hơn thì không phát triển các triệu chứng của sa sút trí tuệ.

Tác giả chính của nghiên cứu là TS Ehsan Abolhasani giải thích thêm: Hạt bụi mịn có thể mang virus và các phân tử nguy hiểm khác vào cơ thể con người. Đối với não bộ, những tác nhân này có thể gây ra phản ứng viêm, ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào não do đó có thể dẫn đến phá hủy tế bào thần kinh. Ngoài ra, việc tích tụ bụi mịn PM2.5 có liên quan đến bệnh về tim mạch và cũng góp phần vào nguy cơ sa sút trí tuệ.

 
Nguyễn Thanh (Theo onlymyhealth.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp