9 điều nên làm để tránh bị ốm trong mùa Đông

Có một vài điều bạn nên thực hiện để giảm nguy cơ đau ốm, cảm lạnh… trong mùa Đông

Những lưu ý để phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh ở người bệnh xơ vữa động mạch

Các biện pháp tự nhiên khắc phục viêm xoang khi trời lạnh

Phòng viêm phổi ở người cao tuổi mùa lạnh

Mũi bị khô trong mùa lạnh phải làm sao?

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Bạn nên chú ý rửa tay thường xuyên, tốt nhất là với xà phòng có khả năng diệt hoặc kháng khuẩn để bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu không rửa tay thường xuyên, bạn có thể nhiễm khuẩn khi vô tình đưa tay lên gần mắt, mũi hay miệng.

Một số tình huống bạn nên nhớ cần rửa tay có thể kể tới như:

- Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, khi ăn uống.

- Trước khi đeo hay tháo kính áp tròng.

- Trước và sau khi chăm sóc người bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

- Sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho.

- Sau khi đi vệ sinh.

- Sau khi thay tã cho em bé.

- Sau khi sử dụng các phương tiện công cộng.

Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể dùng các dung dịch rửa tay gốc cồn để thay thế.

Bạn nên rửa tay thường xuyên hơn để phòng ngừa đau ốm trong những ngày lạnh

Bạn nên rửa tay thường xuyên hơn để phòng ngừa đau ốm trong những ngày lạnh

Tiêm phòng cúm

Hầu hết những người trên 6 tháng tuổi đều có thể (và nên) tiêm phòng cúm hàng năm. Nhìn chung, vaccine cúm an toàn với hầu hết mọi người, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Dù tiêm vaccine không chắc chắn giúp bạn không mắc bệnh, song chúng có thể giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Thư giãn thường xuyên hơn

Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng nhiều tới cơ thể, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Do đó, bạn nên thực hiện những điều sau để kiểm soát căng thẳng, tăng cường miễn dịch trong những ngày trời lạnh:

- Ngồi thiền.

- Tập yoga hoặc thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng khác theo sở thích của bạn.

- Chơi với thú cưng.

Nên dành thời gian ở bên người thân, tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm căng thẳng

Nên dành thời gian ở bên người thân, tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm căng thẳng

- Dành thời gian ở bên người thân.

- Nghe nhạc, hát hoặc chơi một loại nhạc cụ.

- Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Viết nhật ký.

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp bởi quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống, đừng ngần ngại tìm tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

Duy trì các hoạt động ngoài trời

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Theo đó, duy trì việc tập thể dục đều đặn, vừa sức có thể giúp giảm viêm, giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và từ đó giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh, cúm tốt hơn.

Bạn có thể tập thể dục ở ngoài trời khi không quá lạnh. Điều này sẽ giúp bạn hít thở không khí trong lành hơn, hạn chế việc phải sử dụng chung các thiết bị tập luyện với người khác.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong những ngày trời lạnh

Trong mùa Đông, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, cụ thể là các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc. Các thực phẩm này có thể cung cấp cho bạn các loại vitamin, chất chống oxy hóa, các dưỡng chất thực vật khác tốt cho sức khỏe tổng thể.

Bổ sung vitamin D

 

Vào mùa Đông, cơ thể thường không tự tổng hợp được đủ vitamin D vì nhiều người không tiếp xúc đủ với ánh sáng Mặt trời.

May mắn là bạn có thể bổ sung vitamin D từ một số thực phẩm như các loại cá béo (cá hồi, cá trích), thịt đỏ, gan, trứng hay các thực phẩm được bổ sung vitamin D… Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung vitamin D từ các sản phẩm thực phẩm chức năng nếu cần.

Bỏ những thói quen xấu

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó có thể chống lại bệnh tật. Việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể khiến các bệnh đường hô hấp thêm nghiêm trọng.

Uống nhiều rượu bia cũng là một thói quen xấu bạn nên bỏ. Theo đó, uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột, làm tổn thương các tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ lá phổi.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể điều chỉnh thân nhiệt, chống nhiễm trùng, giúp giữ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại nước trái cây, trà thảo mộc, sữa…

Giữ sức khỏe cho mọi người xung quanh

Cảm lạnh, cúm và các bệnh đường hô hấp khác có thể lây lan khá nhanh. Do đó, bạn nên chú ý không lây nhiễm bệnh cho người khác nếu mình không may mắc bệnh. Ngoài việc nghỉ ngơi tại nhà, bạn cũng nên chú ý rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh việc dùng chung các vật dụng như cốc, khăn… với người khác.

Vi Bùi (Theo Weatherwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp