"Bệnh viện thành… nơi làm tiền"

Bệnh viện thành… nơi làm tiền

Một chính sách, "cả họ được nhờ"!

Câu chuyện tăng viện phí, lợi cho người bệnh hay gánh nặng cho người nghèo ?

Các bệnh viện Trung ương sẽ tăng viện phí từ cuối năm nay

Từ 1/8, Hà Nội điều chỉnh giá viện phí

Giá dịch vụ y tế!

Thuật ngữ “y tế dịch vụ’ đã quá quen thuộc trong đời sống. Trong một công văn gửi cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh và truyền hình mới đây, Bộ Y tế đã đề nghị báo chí cứ thống nhất tên gọi “giá dịch vụ y tế” vì hiện nay các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và Luật giá.

Tức là lệ phí, viện phí sắp lùi vào dĩ vãng. Giờ thì người dân phải quen với gọi “giá dịch vụ y tế”. Bệnh viện sẽ hướng tới việc tính đúng, tính đủ mọi chi phí (và cả lợi nhuận) vào “giá dịch vụ y tế”.

 Thực tế đó cũng dần biến bệnh viện công thành mô hình bệnh viện công  - tư lẫn lộn, không có kiểm soát, giám sát một cách độc lập… Cuối cùng, nó trở thành “nơi làm tiền” có tổ chức!

Các phòng khám, bệnh viện tư nhân thì đua nhau quảng cáo, giở đủ mọi “chiêu trò” để móc túi người bệnh. Bênh viện công lập thì thi nhau xã hội hóa để… kiếm tiền đút túi. Minh chứng dễ thấy nhất là hiện tượng bác sĩ kê hàng chục loại thuốc cho bệnh nhân mà lại toàn loại đắt tiền, thực phẩm chức năng, thuốc bổ…. Tỷ lệ mổ đẻ ngày xưa rất hãn hữu thì nay họ cứ đè bệnh nhân ra phẫu thuật để tận thu tiền từ túi bệnh nhân; xét nghiệm thì làm vô tội vạ để trục lợi…

Cũng xuất phát từ thực tế này, người bệnh đã dần mất niềm tin vào bác sĩ và họ tự mua thuốc, tự điều trị. Nếu phải đến các cơ sở y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải biết điều chuẩn bị trước những chi phí trong và ngoài để có được “dịch vụ y tế” tốt.

Nếu không thì… Đó cũng là lời giải thích vì sao tình trạng hành hung bác sĩ, nhân viên y tế diễn ra ngày càng nhiều.

Nghèo hóa những người vừa thoát nghèo

Theo thống kê, với lệ phí, viện phí cũ vốn được nhà nước bao cấp một phần như trước đây thì mỗi năm vẫn có gần 800 nghìn hộ gia đình tại Việt Nam bị rơi lại vào tình trạng hộ nghèo vì chi phí khám chữa bệnh là gánh nặng lớn đối với các hộ gia đình này.

Nay khi mà “giá dịch vụ y tế” hướng đến việc tính đúng, tính đủ mọi chi phí (và cả lợi nhuận) thì gánh nặng đối với các đối tượng này sẽ còn lớn hơn nhiều.

Chính vì vậy, nếu chỉ quan tâm bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng chính sách xã hội như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi… có lẽ là không đủ.

Chúng ta không bao cấp tràn lan, đặc biệt là bao cấp cho những người có khả năng chi trả phải chi trả đầy đủ giá dịch vụ y tế. Nhưng cách xác định thế nào là đối tượng có khả năng chi trả phải chi trả đầy đủ giá dịch vụ y tế thì lại không hề dễ.

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng