Hãy là người bệnh thông minh, hiểu đúng về các dùng thuốc điều trị
Uống Primidone trị run tay bị đau đầu, mệt mỏi phải làm sao?
Hẹp mạch vành 60% kèm bệnh nền có phải đặt stent không?
Thắng dễ U17 Thái Lan, U17 Việt Nam giành vé dự VCK U17 châu Á đầy thuyết phục
Dòng chảy Sức khỏe+: Phát hiện hạt không khí ô nhiễm trong não và phổi thai nhi
Nhà tôi ở một con ngõ lớn thuộc một phố lớn ngay quận trung tâm Hà Nội. Ấy thế mà, tôi để ý hiệu thuốc trong ngõ mà tôi hay ra mua thường xuyên không bán thuốc theo đơn. Bà con xung quanh đó thường ra kể bệnh với cô bán thuốc và được chỉ cho mua loại thuốc gì. Hoặc là bà con trước đó cũng đã được bác sỹ kê cho uống thuốc gì đó, nay thấy có triệu chứng giống như thế là ra hỏi mua thứ thuốc đó về uống. Có thể nói là bà con, trong đó có tôi, mua và uống thuốc theo kinh nghiệm và thói quen rất là phổ biến.
Bác sỹ Lân Hiếu, nhiệm kỳ này là đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định. Được biết, ông vừa có chuyến công tác địa phương nơi ông ứng cử và câu chuyện ông kể trên trang facebook cá nhân, tôi thấy nó cũng diễn ra phổ biến ở ngay nơi tôi sống ở Thủ đô. Xin dẫn lại câu chuyện của bác sỹ Lân Hiếu với những lời khuyên của ông, để chúng ta bảo vệ mình và tương lai chúng ta, như mong muốn của người thầy thuốc giàu tâm đức này.
Bác sỹ Lân Hiếu kể: “Trong chuyến đi khảo sát Nhà chống lũ, trưởng nhóm Jang Kều bị đau họng nhưng chắc ngại làm phiền tôi nên bảo cậu trợ lý đi mua thuốc. Cậu chạy qua cửa hàng thuốc nói cần mua thuốc viêm họng và ngay lập tức nhận được gói thuốc với giá 50.000 đồng. Thật may (cho cô Jang) hoặc có thể là không may (vì mất oan tiền) vừa đúng lúc định uống thì có mặt tôi. Mở gói thuốc ra mới giật mình vì có đến 2 loại kháng sinh cùng nhóm Cephalosporin. Đây là chống chỉ định mà ai cũng hiểu, chưa kể còn mấy loại vàng, đỏ không thể đoán là thuốc gì vì không có tên và hàm lượng. Không hướng dẫn cũng chẳng hoá đơn nên uống vào có sao cũng không thể kêu ai.
Những gói thuốc kiểu này có mặt ở khắp nơi và ngày càng phổ biến cho dù cơ quan chức năng có kiểm tra xử phạt, răn đe. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu chắc là do sự dễ dãi đối với sức khoẻ của mình, nghĩ thuốc nào uống vào cũng đỡ, cứ khỏi là OK.
Bất cứ thuốc gì kể cả thuốc bổ đều có tác dụng phụ và phản ứng dị ứng và có thể để lại những hậu quả không đong đếm được lên sức khỏe của người bệnh
Chúng ta đều biết bệnh thông thường đại đa phần đều tự khỏi, đặc biệt các bệnh do virus gây ra. Chính vì vậy đúng là thuốc nào uống cũng có khả năng chữa bệnh nhưng điều nguy hiểm là tác dụng phụ của thuốc và sự nhờn thuốc. Bất cứ thuốc gì kể cả thuốc bổ đều có tác dụng phụ và phản ứng dị ứng. Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay đang khiến các bác sỹ lâm sàng vô cùng nhức óc mà nguyên nhân sâu xa là việc dùng thuốc bừa bãi, không đúng liều lượng và tuân thủ ngày điều trị.
Các nhà thuốc phải nghĩ đến những hậu quả không đong đếm được lên sức khoẻ của người dân. Giữ đúng được nguyên tắc có thể làm giảm thu nhập của mình trong một thời gian nhưng về lâu dài sẽ tạo ra thương hiệu uy tín đối với các bác sỹ và cả cộng đồng dân cư. Không bán thuốc mà không có đơn (ngoài các loại được cho phép người dân tự mua như: vitamin, hạ sốt, giảm đau non- steroid...). Nếu slogan này được các nhà thuốc trong cả nước coi là “kim chỉ nam”, chắc chắn tỷ lệ dị ứng thuốc, kháng thuốc trong cả nước sẽ giảm rõ rệt.
Các bác sỹ cũng đừng “dễ dãi” với đơn thuốc của mình. Hãy viết đơn trên toa thuốc mà tốt nhất là đánh máy. Không bạ giấy nào cũng viết, tên thuốc cố để người thường đọc được và nên có thêm vài dòng hướng dẫn ở cuối đơn như chế độ ăn uống, tập luyện và hẹn tái khám…
Cuối cùng lại xin nhắc lại “hãy là người bệnh thông minh”. Không nhận các túi thuốc không hướng dẫn, không rõ tên thuốc. Nếu không rõ đừng ngần ngại hỏi kỹ người bán thuốc, bác sỹ của mình. Nên để ý đến liều lượng, thời gian dùng và tác dụng phụ của thuốc.
Bảo vệ mình và tương lai của chúng ta.
Phần tôi, từ nay mỗi khi bước vào hiệu thuốc, tôi sẽ nhớ ngay tới những lời khuyên của bác sỹ Lân Hiếu!
Bình luận của bạn