Nên gỡ xương cá ngay trên đĩa để tránh hóc xương
Làm gì khi bị hóc xương cá?
Cha mẹ lơ là, con hóc xương
Bé 2 tuổi hóc xương trong cháo phải đi cấp cứu
Bé 15 tháng tuổi nguy kịch vì hóc xương cá khi ăn cháo
Đừng ăn thức ăn nào khác để cố bắt chiếc xương phải trôi xuống. Trái ngược với quan niệm thông thường, một khi xương cá đã đi qua cổ họng, các bác sỹ sẽ rất khó xác định vị trí của nó.
Xương cũng có thể cắm xuống sâu hơn - đến mức không còn thấy đầu xương trồi lên khỏi niêm mạc. Điều này có thể khiến các bác sỹ không thể nhìn thấy và xác định chỗ của chiếc xương. Thậm chí cho dù chiếc xương không bị mắc lại thì nó vẫn có thể ảnh hưởng đến thực quản, là nơi nguy hiểm hơn nhiều. Xương sẽ không làm bệnh nhân bị đau và do đó không đi khám.
Mặc dù 99% khả năng là chiếc xương sẽ trôi đi một cách tự nhiên, nhất là với những xương nhỏ, song một số người có thể gặp phải hậu quả nặng nề, như thủng động mạch chủ - mạch máu lớn nhất trong cơ thể.
Một nghịch lý là việc hóc xương lớn hình dạng góc cạnh lại “an toàn” hơn là những xương nhỏ sắc nhọn như kim. Xương lớn thường khó đi qua thực quản, gây đau nhiều và khiến nạn nhân phải vội vã đi khám. Trong khi đó xương nhỏ sắc nhọn có thể đi lạc đến những tổ chức khác, ví dụ như vào cổ và gây những vẫn đề nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Những lời khuyên để tránh hóc xương
• Không nói chuyện và cười đùa khi ăn cá có xương.
• Gỡ cá ngay trên đĩa – không nên cho cả miếng cá vào miệng rồi mới nhằn xương.
• Những người mang răng giả cần thận trọng gấp đôi khi gỡ xương cá. Nhai thật kỹ.
• Ăn cá phi lê, vì phần lớn xương đã được lọc bỏ trong quá trình chế biến.
• Không trộn cá với cơm hoặc bún; Ăn riêng từng thứ.
• Cắt cá thành từng miếng nhỏ để có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những mảnh xương nhỏ. Không vội vàng khi ăn cá có nhiều xương.
Những biến chứng hiếm gặp nhưng nặng khi hóc xương
Xương cá mắc ở cổ họng hoặc thực quản:
• Thủng thực quản, khiến nước bọt và thức ăn rò vào khoang cổ hoặc khoang ngực
• Nếu xương cá đi lạc vào mô xung quanh, nó có thể gây tổn thương các mạch máu, như động mạch chủ. Đã có những trường hợp bệnh nhân chết do chảy máu.
• Nó cũng có thể gây những nhiễm trùng đe dọa tính mạch ở ngực, như viêm trung thất. Áp xe vùng cổ hoặc ngực.
Xương cá đi xuống ruột:
• Thủng ruột.
• Xương cá khá lớn có thể mắc kẹt ở phần hẹp của ruột, dẫn tới áp xe và nhiễm trùng nguy hiểm.
• Xương cá có thể mắc kẹt ở trực tràng và không thể ra ngoài, gây đau nhiều hoặc nhiễm trùng.
Bình luận của bạn