"Chơi một mình bao giờ cũng khó hơn khi có đồng đội để chơi". Trong ảnh, cụ Trần Minh Yến giữa ảnh, trong một chuyến đường dài tại Tiền Giang.
1. Chọn xe đúng người
Xe đạp có nhiều chủng loại. Người chơi cần chọn loại xe phù hợp với hình vóc, sức khỏe, đường tập. Nữ thì chọn các loại xe thấp, vững. Nam cao lớn chọn “xe cuộc”, sườn cao, tốc độ nhanh. Xe vượt địa hình có loại dành cho đường từ xấu từ ít tới nhiều.
Để chọn đúng xe, bạn cần tham vấn người có kinh nghiệm, huấn luyện viên, hoặc các cửa hàng bán xe uy tín (tránh nơi quảng cáo quá mức).
"Mỗi người dù lớn hay nhỏ nếu biết học hỏi đều là thầy về cuộc sống của mình cả. Niềm vui thường tỉ lệ thuận với tuổi thọ và chất lượng cuộc sống".
Người chơi yếu về kinh phí thì chỉ cần mua một loại xe. Khi chuyển địa hình hay đi xa cần loại xe đạt chuẩn, bạn chỉ cần thuê tại các câu lạc bộ xe đạp. Nên đến các nhóm chơi xe đàng hoàng thường có giá hợp lý.
3. Chọn thời điểm tập
Tôi thường chọn sáng sớm để tập luyện và kết thúc vào trước 7g, thời điểm xe cộ ít, đường sá thông thoáng, an toàn giao thông cao hơn cho người chơi xe đạp.
Trên đường tập cũng phải sẵn sàng phanh thắng, quan sát các con hẻm, nơi giao nhau, có người phóng ra bất ngờ, mình chủ động phòng tránh.
4. Giữ tốc độ
Đạp xe dưới 25km/g khi đi trong đô thị. Ở những khu vực đông dân cư, nhà cửa dày, đường nhỏ cần giảm tốc độ.
5. “Đồ chơi” báo hiệu
Nên gắn thêm các dụng cụ báo hiệu cho người đi đường dễ nhận ra mình để họ tránh. Cần gắn ngay đèn báo phía sau mũ bảo hiểm.
6. Cần tránh
Đạp xe lâu, mình xác định vài mối nguy cao cần tránh. Đó là tránh xa các “hung thần trên phố” là xe tải, xe ba gác, xe máy chở hàng... chạy bạt mạng. Nhất là các xe giao bánh mì, chả lụa, rau cải đa phần chẳng có đèn đóm, bảng số gì. Gặp mấy “ông thần” này thì mình tránh.
7. Bảo hộ
Mang đồ bảo hộ đầy đủ khi đường. Quần áo đúng chuẩn giúp thao tác thuận lợi và an toàn. Dụng cụ bảo vệ các phần cơ thể dễ tiếp xúc như đầu, cùi chỏ, đầu gối. Trang bị áo mưa chuyên dụng nhất là vào mùa mưa. Bỏ theo một số băng dính cá nhân, thuốc sát trùng, thuốc chống đau thông thường nhằm kịp thời xử lý các chấn thương nhẹ chẳng may gặp trên đường.
8. Gia nhập nhóm
Tôi hiện gia nhập nhiều nhóm xe đạp thể thao như: câu lạc bộ xe đạp người cao tuổi quận 4, nhóm xe đạp du khảo quận Nhà Bè, nhóm xe đạp du khảo quận 7...
Lợi ích trước mắt là mình có nhiều bạn thì đời sống tinh thần giàu có hơn.
Mỗi người dù lớn hay nhỏ nếu biết học hỏi đều là thầy về cuộc sống của mình cả. Niềm vui thường tỉ lệ thuận với tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Cái lợi của tham gia nhóm sẽ thấy rõ hơn khi thực hiện hiện các cuộc đua đường trường. Người đi đường dễ nhận thấy cả đoàn và nhường đường cho mình.
Khi có gặp khó khăn, tai nạn luôn có bạn đồng hành chia sẻ, giúp đỡ. Và điều quan trọng là có động lực để vượt khó. Tôi mỗi khi lên đường dù lớn tuổi vẫn không bao giờ để các bạn đồng hành bận tâm, mà phải tự phấn đấu. Dù mệt cỡ nào cũng không bỏ cuộc giữa chừng, hoặc rề rà ảnh hưởng đến mọi người.
Chơi một mình bao giờ cũng khó hơn khi có đồng đội để chơi.
9. Thái độ ứng xử trên đường
Điều cuối cùng, khi đi đường lỡ va chạm, điều đầu tiên nên làm là nở nụ cười thân thiện, cảm thông, xin lỗi.
Cuộc sống bây giờ hình như ai cũng gấp gáp nên dễ nóng tính, cáu gắt, chuyện nhỏ xíu cũng có thể nện nhau hoặc hạ sát không thương tiếc. Nhịn chưa chắc đã nhục khi góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho cả hai bên thậm chí cho mọi người xung quanh chẳng mai dính đạn lạc.
Bình luận của bạn