- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Người bệnh rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục, bài tập nào là tốt nhất?
6 cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim, tim đập không đều
Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh - dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson sớm
Dùng cam thảo giải nhiệt cẩn thận tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
Cảnh giác với những thực phẩm có thể kích hoạt cơn rung nhĩ
Trả lời:
Chào bạn,
Nếu khi tập thể dục mà thấy có các triệu chứng như đánh trống ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi, da đỏ ửng, bạn nên dừng tập ngay để nhịp tim ổn định trở lại. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo cách tập luyện của bạn là chưa đúng, hoặc bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, kéo dài chỉ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, về lâu dài không có nghĩa là bạn ngưng tập thể dục hoàn toàn. Bởi lẽ việc luyện tập thường xuyên, ở mức độ phù hợp với cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị rối loạn nhịp tim.
Lợi ích của việc tập thể dục với người rối loạn nhịp tim
Hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường máu đến tim và các cơ quan trong cơ thể. Thậm chí, một số dạng rối loạn nhịp tim còn có thể cải thiện rất nhiều nhờ tập thể thao (ví dụ như rối loạn thần kinh tim).
Nghiên cứu cho thấy, người hay tập đều đặn thường xuyên nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim thấp hơn hẳn so với những người không tập. Ngoài ra, tập luyện cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như cao huyết áp hay đái tháo đường…
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế, việc bắt đầu luyện tập như thế nào, tập ra sao, bao nhiêu tiếng/ngày, tập môn nào là hiệu quả nhất sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Do đó, mỗi lần đi khám bệnh, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần biết những lưu ý luyện tập an toàn dưới đây để hạn chế rủi ro.
Người rối loạn nhịp tim không nên tập những môn thể thao cường độ cao (ảnh minh họa)
Một số lưu ý cho người rối loạn nhịp tim khi tập thể dục
Để đảm bảo an toàn và biết chắc chắn bạn đang tập với cường độ phù hợp, bạn cần:
- Bắt đầu tập luyện với cường độ thấp: Nếu trước kia bạn chưa từng tập thì chỉ nên bắt đầu tập trong 5-10 phút đi bộ, sau đó tăng dần thời gian tập và cường độ mỗi ngày. Nếu có triệu chứng đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực, có nghĩa là bạn nên giảm cường độ.
- Theo dõi nhịp tim khi tập bằng đồng hồ thông minh, ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại di động...: Nhịp tim tối đa được cho phép trong khi tập bằng 220 trừ số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 40 tuổi thì nhịp tim tối đa khi tập là 180 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt qua ngưỡng này, có nghĩa là cường độ bài tập quá nặng, khi đó bạn nên giảm tốc độ bài tập. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên chuyển sang các bài tập nhẹ nhàng hơn hoặc đi khám lại vì có thể diễn tiến của bệnh đang nặng lên.
- Tập nhiều không tốt bằng thường xuyên và điều độ: Quan trọng nhất khi luyện tập là bạn có lịch trình tập thường xuyên và điều độ. Trước khi bắt đầu, bạn nên sắp xếp lịch tập cố định vào khoảng thời gian trong ngày và duy trì tối thiểu 3 buổi/tuần.
- Tự theo dõi sức khỏe: Bạn là người hiểu sức khỏe của mình nhất, do đó, trong quá trình luyện tập, hãy để ý thêm về các triệu chứng khác của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tạm ngưng việc luyện tập và hỏi ý kiến của bác sỹ.
Một số bài tập tốt cho người rối loạn nhịp tim
Mỗi một cơ thể, mắc các bệnh rối loạn nhịp tim khác nhau (chẳng hạn như rung nhĩ, rung thất, nhịp xoang nhanh, rối loạn thần kinh tim) sẽ có nhiều lựa chọn về các bài tập và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên chọn các bài tập vừa phải, tăng cường sử dụng nhiều nhóm cơ và hạn chế các động tác mang vác quá nặng. Một số bài tập bạn có thể tham khảo như bơi lội, cầu lông, quần vợt, thể dục dụng cụ, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền… Với người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress nên tập thêm các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, hoặc hít sâu thở chậm.
Ngoài những thông tin về việc luyện tập thể thao kể trên, chúng tôi cũng muốn bạn hiểu rằng, tập luyện chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp ổn định nhịp tim. Chẳng hạn như việc dùng thuốc định kỳ, đúng chỉ định, tái khám sức khỏe thường xuyên, kiểm soát chế độ ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, để hạn chế bệnh tiến triển nặng dần, giúp cải thiện triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp, sử dụng thêm những thảo dược thiên nhiên cũng nhận được đánh giá cao của các chuyên gia tim mạch. Nổi bật trong số đó có Khổ sâm - thảo dược quý có khả năng ổn nhịp tim, làm giảm bớt triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.
Chúc bạn sức khỏe
Dược sỹ Lê Giang
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính là Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương là sản phẩm dẫn đầu trong dòng sản phẩm dành hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:
Hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp đánh trống ngực
Phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Kết hợp sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Với thành phần chính là Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương là sản phẩm dẫn đầu trong dòng sản phẩm dành hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:
Hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp đánh trống ngực
Phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Kết hợp sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị
Bình luận của bạn