Mọi người nên cẩn trọng khi sử dụng cam thảo để hạn chế tác dụng phụ
Có nên dùng chung nhân trần và cam thảo?
Ăn nhiều cam thảo có thể gây vô sinh?
FDA cảnh báo: Ăn nhiều cam thảo đen có thể gây rối loạn nhịp tim
Ăn nhiều cam thảo... sưng não!
Tăng huyết áp
Uống trà cam thảo thường xuyên có thể làm huyết áp của bạn tăng đang kể. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Tampere Phần Lan lưu ý rằng những người đang bị tăng huyết áp nên tránh bất kỳ sản phẩm nào có thành phần cam thảo trong đó. Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu tiêu thụ 120 - 300 gram cam thảo mỗi ngày trong vòng 14 ngày. Kết quả là những người tham gia nghiên cứu bị tăng huyết áp. Bởi vậy, nếu có tiền sử tăng huyết áp thì bạn nên tránh cam thảo.
Uống trà cam thảo quá nhiều có thể làm tăng huyết áp
Bệnh tim mạch
Những người trên 40 tuổi và có tiền sử bệnh tim nên tránh tiêu thụ hoàn toàn chiết xuất cam thảo. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), ăn hơn 56 gram cam thảo đen thường xuyên trong hai tuần có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Điều này xảy ra vì cam thảo có chứa glycyrrhizin, một hợp chất làm ngọt có thể khiến nồng độ kali giảm xuống. Đây là thủ phạm đằng sau nhịp tim bất thường.
Sinh non
Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con, hãy tránh cam thảo dưới mọi hình thức. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 250 gram cam thảo mỗi tuần trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng cam thảo. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng những người tiêu thụ hơn 250gr cam thảo mỗi tuần có nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người khác.
Uống trà cam thảo khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non
Rối loạn kinh nguyệt
Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn chức năng tuyến giáp và một số loại thuốc có thể là thủ phạm khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt. Ngoài những nguyên nhân trên thì việc tiêu thụ quá nhiều trà cam thảo cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tiêu thụ hơn 100gr cam thảo mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn chức năng tình dục nam là một trong nhiều tác dụng phụ của trà cam thảo. Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Reproductive Toxicology, các nhà nghiên cứu cho biết, tiêu thụ hoạt chất isoliquiritigenin trong cam thảo làm giảm quá trình tiết hormone giới tính, điều này có khả năng làm suy giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, cam thảo còn có thể khiến bạn không có khả năng duy trì sự cương cứng.
Trà cam thảo có thể làm suy giảm ham muốn tình dục
Sưng phù
Cam thảo thường có hiệu quả chống viêm và sưng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều, loại thảo dược này cũng có thể khiến cơ thể sưng phù. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Phytotherapy Research thì tiêu thụ cam thảo có thể gây tích nước trong vùng xương chậu và khiến bạn bị sưng phù vùng xương chậu. Các tác giả nghiên cứu cũng tiết lộ thêm rằng khi những người tham gia ngừng sử dụng cam thảo thì tình trạng sưng phù của họ biến mất trong vài ngày.
Bình luận của bạn