Bị tâm thần vì gặp phải những ác mộng kinh hoàng

Khoảng từ 2 - 8% người lớn là nạn nhân thường trực của các cơn ác mộng

Bí quyết ngủ ngon để thoát khỏi những 'đêm ác mộng'

Giải mã những cơn ác mộng kinh hoàng

Ác mộng hay "bóng đè": Do đâu?

Vì sao bạn hay gặp ác mộng?

Ác mộng không từ một ai

Nhiều thống kê cho thấy cứ hai người lớn bất kỳ thì có một người gặp ác mộng mỗi khi đi ngủ. Theo khảo sát ở nhiều quốc gia, khoảng từ 2 - 8% người lớn là nạn nhân thường trực của các cơn ác mộng.

Nguyên nhân của cơn ác mộng rất đa dạng: Đó có thể là do trạng thái thể chất suy giảm, do căng thẳng tột độ, do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm; Quá tức giận, đau khổ, vui sướng; Do bệnh lý... nhưng cũng có khi chỉ đơn giản là do thiếu ngủ hay trạng thái bất thường, không thoải mái khi ngủ, ăn quá sát giờ đi ngủ dẫn đến cung cấp rất nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ...

Ác mộng không chỉ là những giấc mơ tồi tệ, mà chúng còn gây ra nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe con người

Trong số những người gặp ác mộng với tần suất cao có nhiều cá nhân là nạn nhân của chứng trầm cảm hoặc hay lo âu. So với người bình thường, những người này đặc biệt nhạy cảm hơn với những hình ảnh tiêu cực trong các cơn ác mộng, dễ dễn đến nguy cơ mắc phải những rối loạn tâm lý trầm trọng hơn.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã khám phá ra mối liên hệ nhất định giữa các cơn ác mộng và nguy cơ tự tử ở người gặp ác mộng. Mặc dù khoa học vẫn chưa lý giải được trọn vẹn mối liên hệ này, điều chắc chắn ở đây là tình trạng gặp ác mộng thường xuyên sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng cuộc sống của bạn. Do vậy, nếu bạn gặp ác mộng với tần suất cao đến mức ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, việc đến gặp bác sỹ là điều nên làm.

Các cơn ác mộng cũng có thể khiến bạn thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, góp phần dẫn đến nhiều triệu chứng bất ổn khác về lâu dài, chẳng hạn như chứng trầm cảm, các bệnh về tim mạch và chứng béo phì.

Còn nếu tình trạng gặp ác mộng thường xuyên của bạn là một biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS) hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), tất cả những chứng bất ổn này đều sẽ gây ra hàng loạt những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn nếu không được chữa trị kịp thời.

Đánh bay mộng mị

Ác mộng tuy đáng sợ nhưng hoàn toàn có thể chữa trị được. Nhìn chung, có rất nhiều biện pháp tự nhiên lẫn chuyên môn giúp bạn khắc phục hoặc hạn chế tần suất gặp ác mộng mỗi khi đi ngủ. Để tránh các cơn ác mộng, điều đầu tiên là loại bỏ các nguyên nhân gây ra ác mộng, hay nói cách khác là phải biết "vệ sinh giấc ngủ":

- Ấn định một giờ đi ngủ và giờ thức dậy hàng ngày

- Ít ngủ ngày, chỉ nên ngủ trưa tầm 20 phút.

- Tránh uống rượu bia, caffeine, ăn đồ béo, nhiều đường ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ. Không nên ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn đêm. Đặc biệt, không nên hút thuốc lá.

- Các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao cũng là một thói quen lành mạnh giúp bạn ngủ ngon hơn, hạn chế lo âu, trầm cảm cũng như tần suất xuất hiện của những cơn ác mộng. Tương tự, yoga và thiền cũng là những hoạt động hiệu quả trong việc giúp bạn có sức khỏe dẻo dai hơn và có được những giấc ngủ ngon.

- Phòng ngủ sạch sẽ, thoải mái và thoáng mát.

- Giải quyết tận gốc những điều khiến bạn lo lắng trong cuộc sống sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng và ít mộng mị hơn.

- Không nên xem phim hay đọc những truyện rùng rợn, không đặt tay hay vật gì đó lên ngực khi ngủ, phải luôn giữ cho tâm hồn thoải mái.

Uống trà thảo mộc và sử dụng các sản phẩm thảo dược là lựa chọn thông minh cho giấc ngủ

- Uống trà thảo mộc (hoa tam thất, nữ lang, lá sen, bình vôi...) để kích hoạt giấc ngủ một cách tự nhiên và hiệu quả.

- Nếu bạn gặp ác mộng do việc sử dụng thuốc, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để thay đổi toa thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng uống thuốc sao cho loại bỏ những tác dụng phụ không mong muốn.

- Với những người gặp ác mộng do chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, cần đến gặp bác sĩ để chữa dứt những chứng bệnh đó nhằm khắc phục cả triệu chứng gặp ác mộng.

- Trong trường hợp những cơn ác mộng của bạn không liên quan đến các loại thuốc hay các chứng rối loạn nào, các liệu pháp về tâm lý và thay đổi hành vi sẽ có thể hữu ích với bạn. Những liệu pháp này đã được chứng minh là phát huy hiệu quả với 70% người lớn thường xuyên gặp ác mộng, bao gồm cả những người gặp ác mộng do lo âu, trầm cảm. Hãy liên hệ với bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn về những liệu pháp phù hợp nhất với bạn!

Thanh Hà H+

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.

CÔNG TY TNHH VIỄN BẰNG
Điện thoại tư vấn: 1800.1562 - 0964.052.629

 * Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

XNQC: Số 825/2013/XNQC-ATTP

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm