Người viêm đại tràng lại luôn phải dè chừng trước các món ăn và đồ uống hấp dẫn, nhất là trong dịp Tết (Ảnh minh họa)
Nhiễm trùng miệng và nguy cơ ung thư đại tràng
Cứu sống bé trai 2 tuổi bị thủng đại tràng
Ngừa ung thư đại tràng
Bệnh đại tràng mạn tính
Những điều cần biết về bệnh xoắn đại tràng
Chế độ ăn uống dịp Tết
PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, trong dịp Tết, người bị viêm đại tràng nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung đạm cần thiết cho cơ thể. Thịt nạc nên xay và viên lại để giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi ăn. Ăn rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể, chống táo bón. Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm và hành củ dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Nên lựa chọn các món ăn được chế biến dưới dạng luộc, hấp, hoặc kho.
Không ăn đồ cay như ớt, tiêu. Hạn chế các loại gia vị và nước sốt có nhiều chất béo hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mỳ vì trong một số trường hợp nó có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng. Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiến rán. Cũng không nên ăn nhiều thịt do trong thịt có nhiều protein (đạm) là nguyên nhân dễ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Giảm tối đa lượng chất béo, các loại thực phẩm có nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong… do bệnh nhân kém hấp thu các chất này, ăn vào dễ bị đầy hơi, tiêu chảy. Đặc biệt, không nên ăn đồ ăn để quá lâu trong tủ lạnh. Chỉ nên để đồ chín trong tủ lạnh từ một đến hai ngày vì thực phẩm để lâu dễ bị nhiễm khuẩn. Đồ ăn để tủ lạnh cần đậy kín tránh bị nhiễm khuẩn làm hỏng thức ăn.
Về đồ uống, không sử dụng rượu, bia, cà phê, trà… hoặc các thức uống chứa chứa caffeine như nước ngọt có gas và nước tăng lực, các loại thức uống này có thể khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng.
Người bị viêm đại tràng không nên dùng rượu trong dịp Tết
Chế độ ăn riêng khi bị đi lỏng, táo bón
Cần lưu ý, những khi bệnh nhân đi lỏng, phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì nên ngừng ăn rau, hoặc các loại có chất xơ; Không ăn ớt, hạt tiêu, chất gia vị; Không ăn các thức ăn chua; Khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ; Không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; Không ăn các loại quả đóng hộp. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá.
Ngược lại thì những khi bị táo bón thì bệnh nhân nên ăn những thức ăn có nhiều rau xanh như canh lá mồng tơi, rau lang, củ khoai lang. Ăn cơm nhai kỹ, vẫn phải tránh ăn chua, cay, các loại gia vị; Không uống rượu, bia và cũng nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên.
Trong thời điểm Tết, người bị viêm đại tràng nên tăng cường bổ sung các loại men vi sinh có chứa các lợi khuẩn để giúp tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, đặc biệt là lợi khuẩn bifidobacterium, vì loại lợi khuẩn này cư trú chủ yếu ở đại tràng. Trong đại tràng có rất nhiều loại lợi khuẩn sống cộng sinh với nhau, vì vậy cần phải bổ sung liên tục để tạo sự cân bằng cho hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính cần tránh dùng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm steroid vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng trong lúc niêm mạc đang bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, ăn uống hợp lý thì tập thể dục đều đặn như tập dưỡng sinh, xoa bụng, đi bộ… cũng đóng góp đáng kể vào việc chữa trị bệnh viêm đại trạng mạn tính có hiệu quả.
Các triệu chứng thông thường của viêm đại tràng bao gồm: Đau bụng, thường là đau bụng ở hố chậu trái hay phải. Bị tiêu chảy, phân có nhày, có thể có máu...
Bình luận của bạn