Nhiễm trùng và sự tích tụ chất dịch trong tai giữa là nguyên nhân chính gây ra đau tai.
Viêm tai giữa khi đi bơi: Rất dễ mắc, không thể coi thường
Nữ bệnh nhân bị ấu trùng ruồi giấm khu trú trong tai
Bồ công anh nở hoa... trong tai bé một tuổi
Ù tai, đau lưng có phải bệnh thận hư?
1. Dầu olive
Dầu olive có tác dụng làm giảm triệu chứng đau tai nhanh chóng. Nó hoạt động như một chất bôi trơn giúp chống lại và ngăn ngừa nhiễm trùng ở tai. Ngoài ra, dầu olive cũng rất hữu ích để ngăn chặn những cảm giác ù tai.
Cách sử dụng: Nhỏ 3 - 4 giọt dầu olive ấm vào trong ống tai.
2. Tỏi
Đặc tính giảm đau và kháng sinh của tỏi giúp giảm đau tai bị gây ra bởi nhiễm trùng.
Cách sử dụng: Đun nóng một thìa cà phê tỏi băm với hai muỗng canh dầu mè. Lọc dầu, để nguội, nhỏ 2 - 3 giọt dầu khi tai bị đau. Bạn có thể ép tỏi thành nước và nhỏ vào tai bị đau.
3. Hành
Hành là nguyên liệu phổ thông dễ tìm để điều trị đau tai. Các đặc tính khử trùng và kháng khuẩn sẽ làm giảm triệu chứng tai bị đau nhanh chóng.
Cách sử dụng: Hơ nóng trên lửa nhỏ một thìa nước ép hành tây từ củ hành nạo. Nhỏ 2 - 3 giọt nước ép hành vào tai 2 - 3 lần mỗi ngày. Một cách khác là đè bẹp một củ hành tươi và quấn chặt nó bằng một miếng vải sạch. Đắp nó lên vùng tai bị đau khoảng 5 - 10 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày.
4. Phương pháp nhiệt
Nhiệt có tác dụng như một loại thuốc giảm đau cực mạnh, đơn giản chỉ cần bọc một chai nước nóng trong một cái khăn, sau đó đắp khăn nóng lên tai trong một vài phát.
5. Gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm mạnh rất hữu ích để điều trị nhiễm trùng ở tai. Nó cũng là một chất giảm đau tự nhiên tuyệt vời.
Cách sử dụng: Ép gừng tươi lấy nước và nhỏ trực tiếp vào tai để giảm đau và chống viêm. Bạn cũng có thể hòa một muỗng cà phê gừng nạo tươi với hai muỗng canh dầu olive, sau đó nhỏ một vài giọt hỗn hợp trên vào ống tai.
Gừng có đặc tính kháng viêm mạnh rất hữu ích để điều trị nhiễm trùng ở tai
6. Bạc hà
Lá bạc hà và tinh dầu bạc hà đều có thể sử dụng để làm dịu triệu chứng đau tai.
Cách sử dụng: Nhỏ vài giọt nước ép lá bạc hà tươi hoặc sử dụng tăm bông cotton được chấm tinh dầu bạc hà thoa xung quanh ống tai. Cách làm khác là pha loãng dầu bạc hà, cho thêm một vài giọt dầu olive và nhỏ trực tiếp vào trong ống tai.
7. Húng quế
Đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và tính chất giảm đau của húng quế giúp giảm đau tai hiệu quả.
Cách sử dụng: Ép lá húng quế lấy nước. Nhỏ 3 - 4 giọt vào ống tai. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày.
8. Tử đinh hương Ấn Độ
Tử đinh hương Ấn Độ, còn được gọi là cây neem, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm cực mạnh có tác dụng chống lại nhiễm trùng. Thêm vào đó, nó còn có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức.
Cách sử dụng: Ép lá lấy nước, nhỏ một vài giọt vào bên tai bị đau. Bạn cũng có thể ngâm một nhúm bông gòn trong dầu neem. Đặt miếng bông này vào tai khoảng một vài phút. Áp dụng 1 - 2 lần mỗi ngày.
9. Sử dụng máy sấy tóc
Sau khi tắm, không dùng khăn lau khô đôi tai. Thay vào đó, hãy sử dụng một chiếc máy sấy. Gió nóng thổi vào tai phát ra từ máy sấy sẽ làm dịu đi triệu chứng đau tai của bạn. Cần lưu ý, không sử dụng máy sấy quá 5 phút.
Bình luận của bạn