Biển Việt Nam có nhiều nguồn dược liệu quý phục vụ y học

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc Hội thảo

Bộ Y tế trả lời về kiến nghị mở rộng phạm vi hành nghề của bác sĩ y học cổ truyền

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều đơn vị

Bộ Y tế gia hạn hơn 600 loại thuốc phục vụ đấu thầu

Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế và Tỉnh uỷ Phú Yên đồng tổ chức.

Chia sẻ thêm về câu chuyện này, đại diện Cục Quản lý Y dược Cổ truyền Bộ Y tế cho biết, với lịch sử lâu đời về sử dụng động vật và thực vật làm dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hoá mỹ phẩm…

Hiện biển đang là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều nguồn dược liệu quý cho chúng ta như vẹm xanh, hàu, rong nâu, tảo nâu, rong nho... Chúng ta cũng đã sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến để chiết xuất ra các nguyên liệu để sử dụng trong các sản phẩm thương mại như cao vẹm xanh, tinh chất hàu, fucoidan, nano calci...

Tuy nhiên, theo PGS. TS Đỗ Thị Hà, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, Bộ Y tế, tiềm năng khai thác và phát triẻn nguồn tài nguyên dược liệu biển Việt Nam còn rất lớn.

 

TS. Vũ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 đã nhấn mạnh đến yêu cầu tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với các điểm nhấn quan trọng như: Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các vắcxin và chế phẩm sinh học phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm, mới phát sinh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý, hiếm; Phát triển, ứng dụng, hiện đại hoá công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến các sản phẩm an toàn, hiệu quả, có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu trong nước. Năm 2018, chúng ta cũng đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Chính vì vậy, chú trọng khai thác tiềm năng phát triển dược liệu biển Việt Nam là phù hợp với cả 2 Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.

Tạp chí Sức khoẻ+ sẽ còn tiếp tục cập nhật các thông tin về Hội thảo khoa học tiềm năng phát triển dược liệu biển Việt Nam.

Phương Minh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất