Bộ Y tế trả lời về kiến nghị mở rộng phạm vi hành nghề của bác sĩ y học cổ truyền

Lương y Đào Quốc Huy đang châm cứu cho bệnh nhân tại Phòng khám Đông y Phúc Khang Đường - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe+.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền như thế nào?

WHO thành lập Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu tại Ấn Độ

Y học cổ truyền đóng góp được gì trong phòng chống COVID-19

Run tay chân dưới góc nhìn của y học cổ truyền

Liên quan đến nội dung này, trong văn bản do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ký ban hành nêu rõ:

Trường hợp người hành nghề tham gia các khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chưa có trong phạm vi hành nghề đã được cấp thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh phạm vi hành nghề mà căn cứ chứng nhận đào tạo kỹ thuật chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này và năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được đào tạo bằng văn bản.

Bên cạnh đó, yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp bởi cơ sở giáo dục có tối thiểu 01 khóa đào tạo cấp văn bằng theo ngành, trình độ đã tốt nghiệp để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh với chức danh tương ứng hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng.

Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, với người có văn bằng bác sĩ YHCT, sau khi được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với phạm vi hành nghề là bác sĩ YHCT theo quy định, được tham gia các khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép người hành nghề thực hiện kỹ thuật đã được đào tạo bằng văn bản.

Bộ Y tế cho biết, Bộ đang xây dựng Nghị định quy định đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe, trong đó dự thảo Nghị định quy định thời gian đào tạo chuyên khoa để cấp văn bằng là 3 năm và giao Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục đào tạo chuyên khoa, Bộ Y tế đã có dự thảo Danh mục đào tạo chuyên khoa cho từng ngành đào tạo ở trình độ đại học.

Bộ cũng đã tổ chức các hội thảo với các bên liên quan để xin ý kiến góp ý, trong đó các chuyên khoa của ngành Y học cổ truyền, gồm: Y học cổ truyền nâng cao, Châm cứu, Nội - Y học cổ truyền, Ngoại, Y học cổ truyền, Sản phụ khoa - Y học cổ truyền, Nhi - Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng y học cổ truyền…

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn