Bổ sung quá nhiều sắt có thể gây hại cho da

Cả thừa và thiếu sắt đều có thể gây hại cho sức khỏe

Thiếu sắt và thừa sắt gây ảnh hưởng đến gan thế nào?

Làm gì khi cơ thể bị thừa sắt?

Rụng tóc vì lạm dụng... sắt

Trắc nghiệm: Bổ sung sắt cho cơ thể bao nhiêu là đủ

Sắt là một khoáng chất thiết yếu, tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa một lượng sắt nhất định, nhưng khoảng 70% trong số đó tập trung tại các tế bào hồng cầu.

Khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất huyết sắc tố - một loại protein phức tạp vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Đủ sắt giúp loại bỏ mệt mỏi, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cải thiện sức mạnh cơ bắp và ngăn ngừa thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh để cung cấp cho cơ thể một lượng oxy đầy đủ. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, yếu ớt, khó thở và chóng mặt. Có nhiều dạng thiếu máu khác nhau, mức độ từ nhẹ đến nặng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người trên toàn thế giới

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ thường không gặp các biến chứng đáng kể, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về tim mạch, gan, đái tháo đường, các vấn đề trong khi mang thai hoặc chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dưa thừa sắt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để khám phá tác động của cả mức độ sắt thấp và cao trong cơ thể. Họ đã phân tích vai trò của sắt đối với nhiều tình trạng sức khỏe, sử dụng dữ liệu di truyền và lâm sàng từ khoảng 500.000 người tham gia nghiên cứu Biobank Anh Quốc. Phát hiện này được công bố trên Tạp chí PLOS Medicine (Mỹ).

TS. Beben Benyamin, nhà di truyền học hiện công tác tại Đại học Nam Australia (UniSA, Australia), cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng một phương pháp thống kê ngẫu nhiên hóa Mendel (Mendelian randomization), sử dụng dữ liệu di truyền để ước tính tác động của tình trạng sắt đối với 900 bệnh và vấn đề sức khỏe một cách chính xác hơn. Thông qua đó, chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ giữ việc dư thừa sắt và giảm nguy cơ cholesterol cao.”

Trước đó, một nghiên cứu do UniSA phối hợp với Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) và Đại học Ioannina (Hy Lạp) đã phát hiện ra rằng hàm lượng sắt cao bảo vệ chống thiếu máu và ngăn ngừa cholesterol cao. Như đã biết, cholesterol cao là yếu tố chính gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ, là nguyên nhân dẫn tới khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm (theo WHO).

Trở lại với tác động tiêu cực của dư thừa sắt trong cơ thể. Ngoài những tác động không mong muốn lên cơ quan nội tạng, bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn cao hơn, chẳng hạn như viêm mô tế bào (nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến các lớp bên trong của da) và áp xe.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sắt là chất dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn tồn tại và phát triển, nhưng nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu dân số quy mô lớn để tìm hiểu mối liên hệ giữa nồng độ sắt cao và nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Dipender Gill, đồng tác giả của nghiên cứu tới từ Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết thêm rằng bước tiếp theo là điều tra xem liệu thao tác trực tiếp với nồng độ sắt có cải thiện kết quả sức khỏe thông qua các thử nghiệm lâm sàng hay không. Nhưng rõ ràng, đối với bất kỳ dưỡng chất nào, cơ thể chỉ cần đủ, không nên bổ sung quá nhiều dễ dẫn đến dư thừa và tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất