Bổ sung vitamin D có hại gì không?
Tự ý bổ sung vitamin D quá liều có thể gây suy thận
Bổ sung vitamin D: Cẩn trọng kẻo "rước họa", thêm bệnh
Thiếu vitamin D và bệnh tuyến giáp: Mối quan hệ thế nào?
Vitamin D có thể giúp kiểm soát hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra ở trẻ
Bổ sung vitamin D có hại gì không?
Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo. Điều này có nghĩa là vitamin D được lưu trữ ở mỡ và có thể tồn tại trong cơ thể bạn một thời gian dài.
Nếu bạn chọn bổ sung vitamin D từ thực phẩm chức năng, hãy chắc chắn tuân thủ đúng liều lượng được khuyến nghị. Không nên bổ sung vitamin D quá liều, kể cả khi cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin D nặng. Bổ sung hơn 300.000IU trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc hơn 10.000 IU vitamin D mỗi ngày trong nhiều tháng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Trong cơ thể, vitamin D khiến gan sản xuất ra một hóa chất gọi là 25(OH)D. Khi nồng độ 25(OH)D tăng cao, calci có thể tích tụ trong máu của bạn. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hầu hết các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên dùng quá 4.000IU vitamin D mỗi ngày trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10.000IU vitamin D mỗi ngày thường không gây ra phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Vitamin D có nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được bổ sung đúng cách
Nếu bạn bổ sung vitamin D quá liều (đặc biệt là từ các sản phẩm thực phẩm chức năng), nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn bao gồm:
- Nồng độ calci trong máu cao và có thể gây sỏi thận
- Mệt mỏi/kiệt sức
- Đau bụng và các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy hoặc chán ăn
- Khát nước, khô miệng
Cơ thể cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Theo Bộ Nông nghiệp và Viện Y tế Quốc gia Mỹ, dưới đây là liều lượng vitamin D tiêu chuẩn mà cơ thể cần mỗi ngày:
- Từ 600 - 800IU mỗi ngày cho người lớn, tùy theo độ tuổi: Người trên 70 tuổi cần ít nhất 800IU mỗi ngày, trong khi người trẻ tuổi cần ít nhất 600IU mỗi ngày.
- Mỗi ngày, trẻ dưới 5 tuổi nên nhận được 35IU vitamin D trên mỗi 1 pound trọng lượng cơ thể (tương đương với 35IU/0,45kg).
- Trẻ từ 5 - 10 tuổi cần khoảng 400IU mỗi ngày
- Phụ nữ có thai/phụ nữ cho con bú cần từ 600 - 800IU mỗi ngày, nhưng có thể bổ sung tới 5.000IU mỗi ngày một cách an toàn.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều vitamin D cao từ 2.000 - 5.000IU mỗi ngày có thể có lợi hơn cho một số người, đặc biệt là những người bị thiếu hụt vitamin D nặng. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi quyết định bổ sung loại vitamin này.
Bổ sung vitamin D tự nhiên
Ăn các thực phẩm giàu vitamin D và tắm nắng là hai cách tự nhiên để tăng mức độ vitamin D cho cơ thể mà không cần tới thực phẩm chức năng. Đây là cách bổ sung vitamin D an toàn, vì cơ thể có thể điều chỉnh lượng vitamin D được tạo ra hay hấp thụ bởi các nguồn tự nhiên này.
Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, an toàn
Các nguồn vitamin D tự nhiên hàng đầu bao gồm:
- Ánh sáng mặt trời (tắm nắng 10 phút mỗi ngày nếu có thể)
- Dầu gan cá tuyết (uống khoảng 1 thìa canh mỗi ngày)
- Các loại cá: Cá hồi tự nhiên, cá thu, cá ngừ, cá mòi
- Trứng cá muối
- Sữa được bổ sung thêm vi chất
- Gan bò
- Trứng gà hữu cơ
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Nấm
Phòng ngừa tác dụng không mong muốn của vitamin D
Khi bổ sung vitamin D, điều quan trọng là phải tuân theo các khuyến nghị về liều lượng. Tốt nhất, hãy tham vấn bác sỹ về liều vitamin D phù hợp với thể trạng và nhu cầu của bạn.
Một số người có nhiều khả năng gặp tác dụng không mong muốn khi bổ sung vitamin D, đặc biệt nếu họ đang sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng sau:
- Steroid
- Thuốc động kinh, chẳng hạn như Phenobarbital và Phenytoin
- Thuốc giảm cân Orlistat
- Thuốc Cholestyramine
- Corticosteroid, chẳng hạn như Prednisone
- Thuốc điều trị đái tháo đường
- Thuốc huyết áp
- Thuốc chống co giật, như Phenobarbital và Dilantin (Phenytoin)
- Thực phẩm chức năng bổ sung calci và thuốc kháng acid
Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào được liệt kê dưới đây, bạn không nên bổ sung vitamin D mà không được bác sỹ theo dõi:
- Bệnh viêm ruột
- Xơ nang
- Tăng calci máu
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Viêm tụy
- Bệnh cường giáp nguyên phát
- Ung thư
- Sarcoidosis (bệnh viêm nghiêm trọng xảy ra ở các mô, phổ biến nhất ở phổi)
- Bệnh lao hạt
- Bệnh xương di căn
- Hội chứng Williams
Bình luận của bạn