Bộ Y tế cảnh báo những thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir

Ngày 11/1, cả nước có thêm 16.035 ca mắc COVID-19, riêng Hà Nội ghi nhận 2.884 ca

Tại sao protein lại quan trọng trong chế độ ăn uống phòng ngừa COVID?

Gần 1,6 triệu F0 khỏi bệnh, TP.HCM chú trọng chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19

Bệnh dịch Y – bệnh dịch tiếp theo

Hà Nội lần đầu ghi nhận hơn 2.800 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ

bantin11

Chiều 11/1, Bộ Y tế thông tin, ICMR (Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phác đồ điều trị COVID-19 tại Ấn Độ) đến nay chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị COVID-19 theo phác đồ của ICMR. Nguyên nhân là do quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gene, tổn hại đến cơ và xương có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em (không phải ICMR loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị COVID-19).

Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế khuyến cáo, thuốc Molnupiravir không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân dưới 18 tuổi. Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, dù rủi ro được coi là thấp. Nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Bộ Y tế nhấn mạnh, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3) đối với toàn bộ người dân ngoại tỉnh về địa phương trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Cũng về các biện pháp phòng dịch trong dịp Tết, TP. Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bỏ yêu cầu xét nghiệm với khách vào quán ăn uống. Từ 13h hôm nay, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động khi bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch, không phục vụ quá 50% công suất, không quá 20 người trong cùng một phòng, ở cùng một thời điểm và phải đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày; Thực hiện quét mã QR theo quy định.

Kon Tum sẽ tạm dừng hoạt động của các điểm khai báo y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 12/1. UBND tỉnh Kon Tum đề nghị các địa phương thông báo rộng rãi và yêu cầu người đến/về địa bàn phải khai báo y tế bắt buộc, nhất là thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Hậu Giang cập nhật cấp độ dịch COVID-19 ở cấp xã, theo đó, cả 75 xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều ở cấp độ dịch 3 (tức “vùng cam”). Phần lớn số ca mắc mới mỗi ngày vẫn là trường hợp ghi nhận tại cộng đồng.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, các bác sỹ hỗ trợ người bệnh COVID-19 ở Hà Nội cảnh báo người dân về tình trạng “thiếu oxy thầm lặng” có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người tự chuẩn bị đủ các loại thuốc điều trị COVID-19 trong nhà, nhưng chưa quan tâm đến thiết bị đo SpO2. Ngày thứ 7-10 kể từ khi phát hiện bệnh là thời điểm tình trạng “thiếu oxy thầm lặng” có thể xuất hiện. Nếu SpO2 dưới 95% đã là chỉ dấu nguy hiểm, dưới 90% thì cận kề nguy hiểm. Khi đó, người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở điều trị.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin