Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 11/1
Dự đoán 9 xu hướng dinh dưỡng, thực phẩm chức năng cho năm 2022
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ y tế rà soát, đánh giá lại cấp độ dịch
Nhiều địa phương mở cửa đón học sinh đến trường từ sáng 10/1
Hiểu đúng về Basedow để có cách điều trị bệnh hiệu quả
Trong ngày 10/1, Việt Nam ghi nhận số bệnh nhân COVID-19 hồi phục và được xuất viện kỷ lục với 89.842 trường hợp. Kỷ lục trước đó được xác lập ngày 21/12/2021 với 50.191 người. Như vậy, Việt Nam đã chữa khỏi COVID-19 cho 1.590.090 ca.
Tính từ 16h ngày 9/1 đến 16h ngày 10/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.818 ca nhiễm mới, trong đó 35 ca nhập cảnh và 14.783 ca ghi nhận trong nước (giảm 968 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.396 ca trong cộng đồng).
Tính đến chiều tối ngày 10/1, Hà Nội tiếp tục chuỗi ngày liên tiếp có hơn 2.500 ca mắc trong 24h khi có thêm 2.830 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận. Trong khi đó, số ca mắc mới tại Hải Phòng đã có dấu hiệu giảm khi tụt chỉ ghi nhận 592 F0 sau 24 giờ.
TP.HCM tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực với số ca mắc mới chỉ là 437 người, đứng vị trí thứ 9 trên cả nước. Trung bình tuần qua, thành phố cũng chỉ ghi nhận gần 500 ca mỗi ngày. Bên cạnh đó, số ca tử vọng tại TP.HCM cũng giảm thấp, 3 ngày liên tiếp đều dưới con số 20 (tính từ 7/1 đến 9/1).
Bắt đầu từ tuần sau, TP.HCM sẽ triển khai chương trình chung tay chăm sóc sức khỏe người dân hậu COVID-19. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt 5 tháng (từ 14/1 đến 29/4), do Ban chỉ đạo TP.HCM, Hội Đông Y và các đơn vị cùng phối hợp, thực hiện. Giai đoạn 1, Hội tập trung chăm lo cho khoảng 6.000 người có công với cách mạng, đảng viên cao tuổi thuộc 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Giai đoạn 2, Hội Đông Y TP.HCM tiếp tục chăm lo cho 6.000 người khó khăn hậu nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn. Theo kế hoạch, người dân thăm khám được tầm soát bệnh, sàng lọc tư vấn tâm lý hậu COVID-19, chụp X quang tim, phổi; Đo tim; Siêu âm miễn phí. Đồng thời, Hội cũng phát tặng các sản phẩm y học cổ truyền từ dược liệu cho 12.000 người tham gia chương trình.
Theo Vtv.vn, Tiền Giang ghi nhận nhiều trường hợp F0 tự điều trị tại nhà tử vong. Nguyên nhân là do sự chủ quan, giấu bệnh, tự điều trị tại nhà mà không khai báo với y tế địa phương, đến khi bệnh chuyển nặng không kịp đưa đi cấp cứu. Ngoài ra, một số chính quyền địa phương và cơ quan y tế cũng chưa thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi, chưa chủ động thu dung, điều trị những trường hợp bệnh nặng theo quy định của Bộ Y tế. Nhằm hạn chế hiện tượng còn nhiều trường hợp người mắc COVID-19 điều trị tại nhà tử vong, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 113/UBND-KGVX về việc chấn chỉnh việc người mắc COVID-19 điều trị tại nhà tử vong.
Bình Phước vừa đưa bệnh viện dã chiến quy mô 964 giường vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tăng cao trên địa bàn.
Sau bài phản ánh “Rao bán tràn lan“kit xét nghiệm phát hiện Omicron” đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 5/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ Y tế có văn bản thông báo chính thức về việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron, công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bình luận của bạn