Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua các bộ kit test nhanh COVID-19 về tự xét nghiệm - Ảnh: Suckhoedoisong
Nên ăn gì để giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccine phòng COVID-19?
13 nhóm ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội gồm những ai?
WHO cảnh báo biến thể Delta sẽ tiếp tục thống trị
Cách ly tập trung người ở vùng dịch về Hà Nội từ 0h ngày 22/7
Nhiều sản phẩm kit test nhanh COVID-19 đang được rao bán “rầm rộ”
Mới đây, lực lượng Quản lý Thị trường TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, thu giữ vài nghìn bộ kit test nhanh COVID-19 và hầu hết không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Trước đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện tình trạng rao bán kit test nhanh COVID-19 với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Đã có nhiều người dân tự mua các sản phẩm này về sử dụng.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống, người bán thường quảng cáo các mặt hàng kit test nhanh COVID-19 này rất dễ lấy mẫu, xuất xứ từ nhiều nước lớn như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Tuy nhiên, khi hỏi tới hoá đơn, chứng từ, những người này cho biết đây là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ gì cả.
Nhiều sản phẩm test nhanh COVID-19 đang được rao bán nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ - Ảnh: Suckhoedoisong
Mối nguy từ các sản phẩm kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc
Do hầu hết là các sản phẩm trôi nổi, không có độ chính xác cao, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua các bộ kit test nhanh COVID-19 về tự xét nghiệm. Nguyên nhân là bởi nếu các kit xét nghiệm này là giả, chất lượng không bảo đảm thì không những không phát hiện ra bệnh mà còn làm tăng nguy cơ phát tán dịch.
Theo đó, khi thử ra kết quả âm tính, người dân có thể dần mất cảnh giác, vô tình lơ là trong việc phòng, chống dịch. Trong khi đó, kết quả có thể là dương tính thì vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế: “Hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao (loại C, D) nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển”.
“Người dân cần hết sức cảnh giác, không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất tiền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng”, ông Trần Văn Thuấn nhấn mạnh..
Cũng theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế): “Hiện Bộ Y tế quy định rõ các cơ sở y tế là những đơn vị thực hiện các xét nghiệm nhanh này. Do đó, người dân không nên mua và tự thực hiện xét nghiệm nhanh bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác”.
Các xét nghiệm nhanh có giá trị sử dụng chính xác với các trường hợp: Có triệu chứng nghi mắc COVID-19 như ho, sốt hoặc sau khi nhiễm từ 2 - 7 ngày. Với những trường hợp nhiễm sau 7 ngày (nồng độ virus ít đi), độ chính xác của xét nghiệm nhanh không cao, khó phát hiện ra người dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ông Trần Đắc Phu giải thích, xét nghiệm COVID-19 hiện thực hiện miễn phí, theo quy định của Bộ Y tế với các trường hợp có nguy cơ mắc (có triệu chứng, trở về từ vùng có nguy cơ). “Xét nghiệm nhanh chỉ có giá trị chứng nhận tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2, không phải là nguồn bệnh lây sang người khác. Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K vẫn có nguy cơ nhiễm virus”.
Bình luận của bạn