Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc về thu dung, điều trị sởi tại cơ sở khám chữa bệnh
Bộ Y tế: Hoàn thiện chính sách, tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Vũng Tàu: Gần 300 người nghi bị ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Bộ Y tế yêu cầu rà soát tình hình bệnh bạch hầu ở Cao Bằng
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Nghị quyết 80
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Số người bệnh đến khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh tăng nhanh, nhất là tại các bệnh viện chuyên khoa như Nhi, Sản - Nhi, Bệnh truyền nhiễm/bệnh nhiệt đới… Tại TP.HCM, UBND Thành phố đã công bố dịch sởi trên địa bàn từ tháng 8/2024, trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ tử vong vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Trước tình hình dịch sởi đang diễn biến rất phức tạp, lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai công tác kiểm soát lây nhiễm sởi.
Trong đó, cần tăng cường truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người bệnh, người nhà, nhân viên… về phòng, chống bệnh sởi, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, biện pháp dự phòng lây nhiễm...
Thứ hai, các cơ sở khám chữa bệnh cần tổ chức phân luồng người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh; Bố trí khu khám riêng cho người bệnh sởi hoặc người nghi mắc sởi. Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh. Thực hiện tốt việc phân loại, thu dung, cách ly, điều trị theo quy định nhằm hạn chế lây lan, tử vong.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám chữa bệnh và công tác dự phòng; Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Trước đó, trong Hội nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế báo cáo, từ đầu năm nước ta ghi nhận gần 5.000 ca dương tính với bệnh sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi (TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong).
Bệnh sởi về tính chất là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Bệnh sởi có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bình luận của bạn