- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Vaccine phòng bệnh sởi tạo nên miễn dịch chủ động ở trẻ
Bị bệnh sởi có thể làm cơ thể "quên" cách chống lại nhiều bệnh khác
Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Nguy cơ bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa nóng
Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm thế nào?
Phòng dịch bệnh mùa Hè
Bộ Y tế cảnh báo, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay các bệnh do muỗi truyền có nguy cơ gia tăng vào mùa Hè, dễ bùng phát dịch bệnh.
Để chủ động phòng chống dịch ngay từ đầu mùa hè năm 2021 và không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2289/BYT-DP gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh mùa Hè trên địa bàn.
Bệnh sởi dễ lây truyền qua đường hô hấp
Một số bệnh như sởi – rubella, cúm, quai bị, thủy đậu, viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, không ít đối tượng chưa được tiêm chủng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Do đó, đối với bệnh dễ lây như sởi – rubella, những người có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em và phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đi tiêm chủng theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Lưu ý khi tiêm phòng sởi
Lựa chọn vaccine sởi cho trẻ
Hiện nay, vaccine phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vaccine sởi đơn và vaccine phối hợp (sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – rubella).
Vaccine sởi đơn nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm cho bé khi đủ 9 tháng tuổi. Đến 18 tháng tuổi, bé được tiêm nhắc lại với vaccine sởi – rubella. Trẻ dưới 9 tháng tuổi không khuyến cáo tiêm vaccine sởi, do trẻ còn kháng thể từ mẹ truyền sang và đáp ứng miễn dịch của trẻ với vaccine sởi không cao.
Vaccine phối hợp giúp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella
Vaccine phối hợp sởi – quai bị – rubella là vaccine dịch vụ giúp phòng cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Ở trẻ nhỏ, vaccine này được tiêm theo lịch: Mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi.
Trong những vùng đông dân cư và có nguy cơ dịch sởi cao, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vaccine sởi ngay khi đủ 9 tháng tuổi và có sức khỏe đạt yêu cầu.
Chuẩn bị kỹ trước khi tiêm
Trước khi đi tiêm, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần động viên tinh thần trẻ, cho trẻ ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết sau khi tiêm. Phụ huynh nên mang theo sổ/phiếu tiêm cho trẻ để tiện theo dõi lịch tiêm chủng, tránh bỏ quên lịch tiêm nhắc lại.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cha mẹ nên chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con: Đang mắc bệnh hay điều trị không, dị ứng, phản ứng mạnh trong những lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm… Theo đó, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.
Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm
Trẻ cần được theo dõi khoảng 30 phút tại điểm tiêm chủng
Người được tiêm phòng vaccine sởi có thể bị sốt nhẹ, phát ban, sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những phản ứng này đều rất nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vaccine sởi rất hiếm gặp.
Sốt nhẹ sau tiêm phòng sởi là vấn đề nhiều cha mẹ băn khoăn, lo ngại nhất. Tuy nhiên, phản ứng này là hoàn toàn bình thường, cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vaccine.
Sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi trong vòng 30 phút tại điểm tiêm và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24 đến 48 tiếng. Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường như: Sốt cao, co giật tím tái, li bì, khó thở, khóc kéo dài không dỗ được, phụ huynh phải đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để khám và xử trí kịp thời.
Nhiều trẻ có hiện tượng chán ăn sau khi tiêm. Khi đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nước nhiều hơn hoặc thêm những món ăn lỏng dễ tiêu hóa. Tuyệt đối tránh tì đè vào vết tiêm của trẻ, đồng thời không dùng chất lạ để đắp lên vị trí tiêm bị sưng.
Bình luận của bạn