Bệnh viện dã chiến số 2 được nhanh chóng hoàn thiện tại Trung đoàn 831 (Tân Yên, Bắc Giang) - Ảnh: Nhandan
Nguyên giám đốc Hacinco không nhiễm COVID-19 từ ổ dịch Đà Nẵng
Việt Nam ghi nhận thêm một bệnh nhân COVID-19 tử vong, tiền sử ung thư gan
Thêm 30 ca COVID-19 mới, Ninh Bình ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên trong đợt dịch này
Diễn biến dịch phức tạp, Bắc Giang, Bắc Ninh giãn cách xã hội nhiều khu vực
Đêm 19/5, Bộ phận Thường trực Hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra những đánh giá tình hình và đề xuất hướng giải pháp kịp thời.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Bắc Giang là một trong những địa phương tiến hành công tác thiết lập bệnh viện dã chiến thần tốc (trong vòng chưa tới 1 ngày). Điều đó thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Nhờ tinh thần đoàn kết, cộng thêm sự chi viện kịp thời từ các tỉnh bạn và lực lượng quân đội, tới giờ phút này địa phương vẫn đang kiểm soát được tình hình. Giám đốc các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 cho biết, hiện mọi việc tạm thời đang trong tầm kiểm soát, sức khỏe người bệnh đều ổn định.
Tuy vậy, nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương không sớm được ngăn chặn, các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điểm hạn chế chung của các cơ sở điều trị tại Bắc Giang là chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh truyền nhiễm và kiểm soát truyền nhiễm. Trang thiết bị y tế còn thiếu thốn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang
Đề xuất giải pháp cấp bách cho Bắc Giang, ông Khoa cho biết, trước mắt, tỉnh cần khẩn trương tìm địa điểm phù hợp để tiến hành xây dựng bệnh viện dã chiến mới, nhằm tăng quy mô lên 3.000 giường bệnh, chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Các cơ sở y tế địa phương cần phát huy tối đa những khả năng sẵn có. Bộ Y tế đề xuất ưu tiên khẩn trương hoàn thiện trung tâm ICU ở Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang, để chủ động điều trị tại địa phương với sự giúp sức của các chuyên gia từ bệnh viện tuyến trung ương được điều về chi viện.
Bên cạnh đó, các đơn vị điều trị cần sớm kê danh sách các phương tiện, trang thiết bị máy móc cần cho công tác điều trị dịch COVID-19, từ đó đề xuất UBND tỉnh xem xét mua sắm.
Về tình hình nhân lực, bệnh viện dã chiến rất cần các cán bộ, nhân viên y tế chuyên ngành truyền nhiễm. Các tỉnh bạn hỗ trợ cho Bắc Giang chủ yếu ở khâu truy vết và lấy mẫu. Do đó, nhân lực ở riêng mảng điều trị vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang sớm trao đổi với các tỉnh bạn (nơi không nóng về dịch bệnh) tăng cường chi viện nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kết luận cuộc họp, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu cao quyết tâm: “Bằng mọi giá Bắc Giang không được để bệnh nhân nào tử vong. Luôn xem tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết”.
Cũng theo ông Dương, Bắc Giang cần chuẩn bị thêm một cơ sở điều trị nữa. Ông cho biết thêm hiện có một doanh nghiệp trong tỉnh tình nguyện cho mượn khu nhà xưởng rộng khoảng 15.000m2 để tiến hành xây dựng Bệnh viện dã chiến. Để có cơ sở triển khai, lãnh đạo tỉnh giao Sở Y tế khẩn trương tiến hành khảo sát và báo cáo tình hình cụ thể.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đến nay, Bắc Giang ghi nhận 618 ca COVID-19, trong đó phần lớn có liên quan tới ổ dịch tại các khu công nghiệp trên địa bàn.
Sắp tới, Bắc Giang sẽ đưa vào hoạt động thêm cơ sở mới tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (200 giường), Bệnh viện Tâm thần (400 giường), Bệnh viện dã chiến Quân đội dự kiến (300-500 giường), Bệnh viện dã chiến ở Nhà thi đấu tỉnh (620 giường).
Đoàn cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành khảo sát thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại 2 tầng Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang, với quy mô 58 giường để điều trị bệnh nhân nặng. Tổng dự kiến số giường điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh khoảng từ 2.500-2.700 giường.
Bình luận của bạn