Phương án thi tốt nghiệp THPT cho F0, F1

Thí sinh thuộc diện tiếp xúc gần (F1) được tham dự kỳ thi cùng với các thí sinh khác

2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19, TP.HCM giải thể các bệnh viện dã chiến

Ngày hội non sông “bình thường mới”

Dịch được kiểm soát tốt nhưng không lơ là, chủ quan

Quốc gia đầu tiên thay đổi "chiến thuật" tiêm chủng vaccine COVID-19

Bộ Y tế vừa có góp ý phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trường hợp thí sinh là F0 đang được theo dõi, điều trị nội trú tại cơ sở y tế trong thời gian diễn ra kỳ thi, không thể tham gia dự thi, sẽ được đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh có nguyện vọng dự thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức thi vào đợt thi khác. 

Thí sinh là F0 đang được theo dõi, cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Trường hợp thí sinh có nguyện vọng dự thi, phải có đơn xin dự thi của thí sinh và ký xác nhận đồng ý của phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ, trong đó có nội dung thí sinh cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. 

Ngoài ra, thí sinh là F1 được tham dự kỳ thi bình thường. Thí sinh thuộc diện ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) được tham dự kỳ thi tại các phòng thi riêng đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19. 

Bộ Y tế cũng yêu cầu thí sinh là F1, ca bệnh nghi ngờ hay F0 tham dự kỳ thi phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch khi đến dự thi và trong quá trình di chuyển từ nơi ở đến nơi dự thi và ngược lại. Thí sinh chỉ được phép bỏ khẩu trang trong khi làm bài thi, khi phát biểu phải đeo khẩu trang.

Theo VnExpress, đầu tháng 5, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận và theo dõi thiếu niên 17 tuổi ngộ độc sau khi uống một loại thuốc được quảng cáo “kháng virus, chữa COVID” trên mạng. 15 phút sau khi uống thuốc, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ rồi hôn mê, mất ý thức. Bác sỹ Dương Đức Mạnh - Khoa Cấp cứu của bệnh viện cho biết, gần đây có nhiều F0 không khai báo y tế để được hướng dẫn mà tự uống thuốc theo đơn thuốc truyền trên mạng xã hội. Bệnh nhân trên là ca nặng nhất ngộ độc do uống thuốc không rõ loại, may mắn được phát hiện kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu nam bệnh nhân 35 tuổi có dị vật dài 4cm ở thành sau thất trái, thông vào buồng tim. Người này bị mảnh dây kẽm gai đứt xuyên vào bụng khi cắt cỏ, nhưng chủ quan không đi khám. Trường hợp này khá hy hữu vì với vị trí tổn thương như trên, tổn thương trực tiếp thường gặp là gan, ruột, tuy nhiên bệnh nhân chỉ có vết thương tim ở vị trí phức tạp.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn mới tiếp nhận bé trai 5 tuổi bị sổ mũi bên trái hơn 2 tháng, uống thuốc không khỏi. Các bác sỹ tiến hành nội soi mũi, phát hiện và gắp thành công một cọng dây thun buộc tóc ra khỏi mũi trái của bé. Nhiều khả năng bé tự nhét dây vào mũi suốt 2 tháng qua mà người nhà không biết. Bác sỹ khuyến cáo phụ huynh chú ý biểu hiện bất thường ở trẻ như chảy mũi một bên, chảy máu và đau… Cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để gắp dị vật bằng các dụng cụ chuyên dụng, không dùng tăm bông. 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin