2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19, TP.HCM giải thể các bệnh viện dã chiến

TP.HCM giải thể các bệnh viện dã chiến trên địa bàn - Ảnh: HCDC

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 29/4/2022

Ngày hội non sông “bình thường mới”

Đọc là khỏe!

SEA Games 31: Sốt vé xem U23, bóng đá nữ khó tránh cảnh hiu hắt khán giả

Hai tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững được Bộ Y tế nêu trong dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023 như sau:

- Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần, dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước, hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

- Tình huống 2: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

TP.HCM giải thể các bệnh viện dã chiến đã ngưng hoạt động thời gian qua, trong số bệnh viện dã chiến 3 tầng chỉ duy trì số 13, ngưng số 14 và 16. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát ổn định, chỉ 4 phường, xã có cấp độ dịch 2, còn lại tất cả đều đạt cấp độ 1. Thành phố chỉ còn dưới 5.000 F0 đang điều trị, chủ yếu tại nhà. Số ca nặng cần thở máy xâm lấn tiếp tục giảm, còn dưới 20 trường hợp và không có ca tử vong do COVID-19 trong hơn ba tuần qua.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 3/5, ít nhất 228 trẻ em được ghi nhận có khả năng mắc viêm gan "bí ẩn" tại 20 quốc gia và phổ biến ở trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi. Trước đó, Bộ Y tế Indonesia đưa ra khuyến cáo người dân tăng cường theo dõi và cảnh giác với bệnh viêm gan "bí ẩn" ở trẻ em sau khi nước này ghi nhận 3 trường hợp bệnh nhi tử vong nghi ngờ do bệnh này.

Từ ngày 3/5 đến hết ngày 5/5, tất cả người dân tại 12 trong số 16 quận của Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ phải làm xét nghiệm PCR 3 đợt liên tiếp để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Thành phố 22 triệu dân này đang dựa vào xét nghiệm đại trà để xác định và cô lập ca nhiễm, nhằm tránh phong tỏa như Thượng Hải.

Theo báo cáo của WHO về béo phì ở châu Âu công bố ngày 3/5, tỷ lệ béo phì tại châu Âu đang không ngừng leo thang, với gần 1/4 người trường thành của châu lục này đang bị béo phì. Báo cáo của WHO mô tả béo phì giống như "dịch bệnh" vì tốc độ người gặp phải vấn đề này tăng nhanh với số lượng lớn. Số người béo phì ở châu Âu đã tăng 138% trong 5 thập kỷ qua và hiện đang là nơi có tỷ lệ người lớn béo phì cao thứ 2 chỉ sau châu Mỹ.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân trong tình trạng bị đứt lìa bàn chân trái. Bệnh nhân đến bệnh viện đã là giờ thứ 5 sau khi bàn chân bị đứt lìa, tình trạng da niêm nhợt nhạt, mất máu nhiều. Phần chi đứt lìa chưa được chăm sóc đúng cách. Sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện, chăm sóc y tế cơ sở và được hẹn tái khám để đánh giá và tập phục hồi chức năng./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin