Dịch bệnh được kiểm soát, người dân đã có thể tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn nhất - Ảnh: saostar
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: Chủ động trong trạng thái “bình thường mới”
Không lơ là, chủ quan trong trạng thái "bình thường mới"
Dịch được kiểm soát tốt nhưng không lơ là, chủ quan
Ca tử vong do COVID-19 thấp, cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết gia tăng
Bầu trời thành phố Hồ Chí Minh lại rực sáng trong tối ngày 30 tháng 4 với màn pháo hoa nghệ thuật kéo dài 15 phút tại 2 địa điểm: Khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và Công viên văn hóa Đầm Sen. Trước đó, vào sáng cùng ngày Lễ thượng cờ Thống nhất non sông được long trọng tổ chức tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị với sự hiện diện của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Dịp kỷ niệm 47 năm Ngày hội thống nhất non sông và 136 năm Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa với sự tham dự của lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân, trong trạng thái “bình thường mới”.
Bầu không khí náo nhiệt của người dân cả nước trong dịp nghỉ lễ kéo dài tới 4 ngày này được phản ánh trên nhiều trang báo. Tại thành phố Hồ Chí Minh, người dân từ mọi ngả đường đổ về trung tâm thành phố dạo chơi và chờ xem pháo hoa trước giờ bắn cả mấy tiếng đồng hồ. Còn tại thủ đô Hà Nội, các địa điểm vui chơi đều quá tải, nhiều nơi lượng khách tăng đột biến. Như ở Vườn thú Hà Nội, nhận xét của du khách được báo chí ghi lại, là đông quá sức tưởng tượng. Sự quá tải đi lại dẫn đến ùn tắc ở nhiều nơi, tái hiện cảnh tượng vốn quen thuộc kể từ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Nhớ lại, mới chỉ cách đây 3 tháng, TP.HCM, thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước còn phải dừng những màn pháo hoa chào đón năm mới Nhâm Dần, như một biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch bệnh COVID-19. Giờ đây, nhờ những thành quả to lớn của công cuộc phòng chống dịch, vào ngày lễ trọng của đất nước, người dân thành phố mang tên Bác lại được chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ. Người dân Thủ đô và nhiều địa phương lại được đổ ra đường, kéo nhau đến các điểm tham quan, vui chơi. Chưa kể, nhiều người đã đi du lịch nước ngoài, đến với những điểm du lịch hút khách trong nước trong dịp nghỉ lễ này.
Tiếp theo Ngày hội thống nhất non sông, tới đây sẽ là ngày hội thể thao khu vực - SEA Game 31 mà Việt Nam ta là nước chủ nhà. SEA Games lần thứ 31 do Việt Nam đăng cai tổ chức dự kiến sẽ có 40 môn và 526 nội dung thi đấu với 10.000 người tham dự. Trong đó lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 12/5, còn lễ bế mạc dự kiến tổ chức vào ngày kết thúc đại hội (23/5). Thử hỏi, nếu chưa kiểm soát được dịch bệnh, liệu chúng ta có thể tự tin chuẩn bị, sẵn sàng cho việc đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất khu vực như thế này.
Thành quả chống dịch của cả xã hội, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ đã được khẳng định, ngay từ các chuyên gia quốc tế. Có thể nêu ra ở đây một minh chứng cụ thể mới nhất từ người đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) tại Việt Nam - Tiến sỹ Kidong Park. "Lần đầu tiên sau 2 năm tôi tự tin bỏ khẩu trang khi giao tiếp”, vị Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đã bày tỏ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc hội kiến ngày 27/4. Tiến sỹ Park là người trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu, đánh giá Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng hiệu quả những kinh nghiệm quốc tế, đồng thời có những phương pháp chống dịch rất sáng tạo như truy vết, khoanh vùng cách ly, tổ COVID-19 cộng đồng, điều trị hỗ trợ người nhiễm COVID-19 không để trở nặng…
Theo ông Park, Chính phủ Việt Nam đã ứng phó với sự bùng phát dịch COVID-19 một cách kịp thời, mạnh mẽ và dứt khoát bằng cách tiếp cận toàn xã hội, với một hệ thống giám sát và ứng phó khẩn cấp sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ, nhân viên chăm sóc sức khỏe tận tâm và có tay nghề cao ở cả phía dự phòng và quản lý lâm sàng. Cùng với đó, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao trong thực hiện các biện pháp phòng chống tích cực.
Vị Trưởng Đại diện WHO đặc biệt đánh giá cao sự thành công trong triển khai thần tốc chiến dịch tiêm vaccine đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Đến nay, dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả, bền vững, mặc dù vẫn phải cảnh giác, đề phòng nhưng Việt Nam đã chuyển sang trạng thái (bình thường mới) thích ứng linh hoạt, an toàn, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Tại phiên họp Chính phủ ngày 29/4, các thành viên Chính phủ cũng đã thống nhất rằng, dịch bệnh được kiểm soát với số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu, cho thấy sự đúng đắn của các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, củng cố niềm tin, sự an tâm của người dân, doanh nghiệp để tập trung phục hồi, phát triển KT-XH trong thời gian tới. Cho đến nay, Việt Nam đã tổ chức tiêm hơn 213 triệu liều (100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 2 mũi; 100% trẻ em 12 đến dưới 18 tuổi tiêm ít nhất 1 mũi, 96,4% tiêm 2 mũi). Triển khai tiêm trên diện rộng cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi cơ bản an toàn, hiệu quả.
Để giữ vững thành quả của công tác chống dịch, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả, sớm hoàn thành tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi; đẩy nhanh việc tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong thời gian tới.
Bình luận của bạn