Hướng dẫn mẹ cách cặp nhiệt độ cho bé chuẩn nhất

Đo nhiệt độ không đúng cách, tác hại khó lường

Bé bị sốt, có nên cho uống thuốc kháng sinh?

Bé bị sởi có cần kiêng tắm?

Bé bị sốt, có nên cho uống thuốc kháng sinh?

Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?

Con co giật vì cha mẹ đo nhiệt độ sai

Anh Nguyễn Văn Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) chưa hết hối hận khi nhớ lại lúc đưa con tới bệnh viện cấp cứu vì sốt cao do co giật. Bình thường mỗi khi bé bị sốt, vợ chồng anh vẫn dùng máy đo nhiệt độ. Một lần bé bị viêm họng, sờ khắp người con thấy con nóng nhưng khi đo nhiệt độ thì kết quả chỉ là 37,5 độ C, vì vậy hai vợ chồng vẫn không dùng thuốc hạ sốt. Đến khi bé bị co giật hai vợ chồng mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện. "Cũng may, vợ chồng tôi đưa con đến bệnh viện kịp. Giờ nhớ lại vẫn sợ, có làm sao thì ân hận cả đời", anh Hòa chia sẻ.

Cũng tương tự anh Hòa là hoàn cảnh của chị Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội). Chị Hà nhiều lần luống cuống không biết xử lý thế nào vì thân nhiệt chị đo cho con mỗi lần lại cho kết quả khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất nhiều. Có hôm tai trái đo được 38 độ C, nhưng tai phải lại là 39 độ C. Vào bệnh viện hỏi bác sỹ, chị Hà mới được bác sỹ giải thích, sở dĩ có kết quả sai lệch như vậy vì có thể chị đo không đúng kỹ thuật, đặt nhiệt kế không đúng điểm, hơn nữa bé còn nhỏ nên đo tai rất khó chính xác. 

Rất nhiều loại nhiệt kế hiện đại cũng phản ánh chính xác thân nhiệt nhưng phải biết cách đo, nếu không sai số sẽ rất lớn. Nhiều trường hợp trẻ sốt cao được bố mẹ đưa vội vào viện đã lên cơn co giật. Trong một số trường hợp, nguyên nhân là bố mẹ đo nhiệt độ cho con không đúng cách nên không phản ánh đúng thân nhiệt của bé.

Dùng nhiệt kế đúng cách như thế nào?

Mỗi cách cặp nhiệt độ (ở hậu môn, tai, miệng hay nách) đều có ưu điểm và nhược điểm. Tránh cặp nhiệt độ sau khi bé tắm vì lúc này, thân nhiệt của con thường chưa chuẩn. Hãy đợi ít nhất 20 phút sau khi bé tắm để bắt đầu cặp nhiệt độ vì khi đó, kết quả của nhiệt kế mới chính xác.

Vậy cặp nhiệt độ cho con thế nào là chuẩn nhất?

Cặp nhiệt độ ở hậu môn: Với các bé dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ ở hậu môn thường cho kết quả chính xác nhất. Cha mẹ cần lưu ý một số điều khi cặp nhiệt độ ở hậu môn cho con. Với vị trí này, cha mẹ chỉ cần đưa nhiệt kế vào phần hậu môn của trẻ. Tuy nhiên khi đo nhiệt độ ở hậu môn, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột cử động mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn của bé. Trước khi đo nhiệt độ, cần rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế với chất tẩy rửa chuyên dụng và nước ấm. Rửa lại với nước mát. Sau đó, lau khô nhiệt kế.

Đo nhiệt kế ở miệng: Với các bé lớn hơn, cha mẹ có thể chọn vị trí đo nhiệt độ ở miệng của bé. Bạn chỉ nên dùng nhiệt kế điện tử với vị trí này. Bé cần ngậm nhiệt kế trong khoảng 2 phút để đo được chính xác nhiệt độ cơ thể. Cần đặt nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đầu của nhiệt kế ở bên trái hoặc phải của lưỡi. Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ từ 7 – 8 tuổi trở lên vì bé còn nhỏ có thể cắn làm vỡ đầu nhiệt kế.

Đo nhiệt độ ở tai: Đo nhiệt độ ở tai thường được tiến hành ở trung tâm y tế hay bệnh viện vì nó nhanh, an toàn và không gây khó chịu cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác như các phương pháp khác. Đo nhiệt độ ở tai không được chỉ định cho bé dưới 3 tháng tuổi do thời điểm này ống tai của bé còn hẹp. Phương pháp này không nên áp dụng với bé bị viêm tai vì nếu bé bị viêm tai sẽ có nhiệt độ cao hơn, dẫn đến kết quả không chính xác.

Đo nhiệt độ ở náchNhiều người mẹ chọn cách cặp nhiệt độ cho con ở nách vì nó đơn giản, an toàn, thuận tiện. Nhưng so với cách cặp ở hậu môn, đo ở nách có thể chênh lệch tới 2 độ C. 

Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ