Bộ Y tế chỉ thị đẩy mạnh việc giải quyết triệt để bệnh whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei gây nên đang là nỗi lo lớn với người dân ở những vùng ngập lụt

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tăng cường thực hiện nghiêm công tác phòng dịch Covid-19

Chính thức khai trương Cổng công khai y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch ở Long An, Đồng Nai

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Y Dược

Theo đó, để chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh whitmore, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành triển khai thực hiện tập huấn, phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh whitmore tới toàn thể nhân viên y tế trong đơn vị.

Bệnh Whitmore (hay bệnh Melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể, làm biến dạng chỗ viêm nhiễm nên người ta đặt tên cho loại vi khuẩn này là “vi khuẩn ăn thịt người”.

Sau đợt mưa bão nghiêm trọng ở miền Trung vừa qua, tình hình mắc bệnh whitmore có xu hướng gia tăng. Bệnh có biểu hiện lâm sàng và khó chuẩn đoán. Thế nên Bộ Y tế đã yêu cầu khi có nghi ngờ cần tổ chức hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, liên viện để kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm cho phù hợp.

Lãnh đạo Bộ y tế khẳng định việc quan trọng và cần làm hơn nữa là phải tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh nắm được các biện pháp phòng chống bệnh. Đáng nói là hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Người dân cần phải nắm rõ sự nguy hiểm và cách thức lây nhiễm của vi khuẩn để chủ động phòng tránh.

Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã ra khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh, cụ thể như:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Phương Lâm H+ (theo Suckhoedoisong.vn)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin