Người dân cảnh giác bỏng mắt do hóa chất

Bệnh nhân bỏng mắt đang được điều trị (Ảnh minh họa)

Dùng thuốc trị bệnh ở mắt... không hề dễ

10.000 người sẽ khám sàng lọc các bệnh về mắt

Cách phòng tránh các bệnh về mắt trong mùa hè

Kỳ lạ với cách chữa đau mắt ở…tay

Đau mắt đỏ có thể bùng phát trên cả nước

Bỏng hóa chất thuộc loại nặng nhất

BS. Nguyễn Văn Thịnh cho biết, từ ngày 1/11/2014 đến 31/1/2015, Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt TP.HCM đã tiếp nhận điều trị 29 bệnh nhân bị bỏng mắt. Tuy nhiên, chỉ 14 ngày đầu tháng 3/2015, Khoa đã có đến 8 bệnh nhân bị bỏng mắt phải nhập viện.

Trong các loại bỏng ở mắt, bỏng hoá chất thuộc loại nặng nhất. Tác nhân hay gặp là chất acid và chất base (bazơ) như sút, vôi, amoniac. Tổn thương mắt nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời gian hoá chất ở trong mắt, nồng độ hoá chất, tính chất lý hoá học của hoá chất làm thay đổi độ pH của mắt, phá huỷ các chất protein trong mắt.

Nếu bị bỏng nhẹ, mắt sẽ bị kích thích, kết mạc cương tụ, giác mạc phù biểu mô, thị lực giảm. Nếu gặp phải trường hợp bỏng nặng, mắt sẽ đau nhức nhiều, kết mạc bị phù, tắc mạch, có chỗ hoại tử trắng không còn mạch máu. Giác mạc đục trắng, phần sau không trông thấy. Biểu mô bong ra, mô nhục bị đục và phù, loét giác mạc dai dẳng dẫn đến thủng mắt, thị lực giảm mạnh, có thể chỉ còn phân biệt được ánh sáng.

Thị lực bệnh nhân sẽ suy giảm nếu bị bỏng mắt

Đối tượng nào dễ bị bỏng?

Theo các bác sỹ, bỏng do acid thường gặp ở người làm nghề sạc bình ắc quy hoặc người dùng bình ắc quy để thắp sáng ghe, tàu. Tai nạn thường xảy ra do khi sạc bình ắc quy nóng quá phát nổ làm văng acid trong bình vào mắt. Riêng bỏng mắt do chất base lại thường gặp ở thợ hồ, bị xi măng hoặc vôi văng trúng mắt khi pha trộn, quét tường. Nhiều người còn bị bỏng mắt do hóa chất dùng để xử lý kim loại, xử lý sạch bề mặt hoặc hóa chất tẩy rửa bắn trúng mắt…

Trong nông nghiệp người dân thường sử dụng vôi để xử lý đất, diệt sâu bọ... nên nhiều người bị bỏng mắt do vôi văng trúng trong lúc làm việc. Một số bệnh nhân khác làm nghề hàn xì lại bị bỏng mắt do đất đèn phát nổ và làm khí acetylen văng vào mắt. Ngoài ra, một số người làm nghề uốn tóc, làm móng tay bị phỏng mắt do amoniac hoặc acetone văng trúng mắt khi uốn tóc hay tẩy rửa móng cho khách hàng. Ngoài ra, cũng không hiếm trường hợp bị bỏng mắt do nhiệt (do nguyên nhân cháy) hay gặp như bỏng xăng, bỏng cồn, thép lỏng văng vào mắt khi nấu sắt...

Các bác sỹ khuyến cáo, khi bị bỏng mắt do hóa chất, quan trọng nhất là phải lấy hết chất gây bỏng ra. Nếu bỏng do acid, dung dịch kiềm, bệnh nhân phải được rửa mắt càng sớm càng tốt, thời gian rửa mắt ít nhất 30 phút trở lên. Lúc bị bỏng mắt, bệnh nhân cần được rửa mắt ngay bằng dung dịch nước biển, nước đun sôi để nguội hoặc nước máy sạch.

Tiếp đến, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để tiếp tục điều trị. Trong điều trị bỏng mắt, các bác sỹ thường tuân theo nguyên tắc: Loại bỏ chất gây bỏng ra khỏi mắt bằng cách rửa ngay bằng nước sạch; Chống đau; Chống nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân); Chống dính (tra thuốc mỡ, không băng) và cung cấp dinh dưỡng ở kết giác mạc.

Để phòng ngừa bị bỏng mắt, khi sử dụng hoá chất phục vụ trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày ở trong các lò đúc kim loại nóng chảy. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ tránh xa các hóa chất, vật dụng có thể gây bỏng.

Với trẻ nhỏ, nếu chẳng may hóa chất rơi vào mắt, cần ngay lập tức rửa mắt bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất. Đặt bé nằm ngửa và trấn an bé, dùng các ngón tay banh rộng mắt, rửa mắt liên tục bằng nước từ cốc, bình hay vòi nước chảy chậm. Nhắc bé đảo mắt liên tục để tăng hiệu quả rửa mắt, sau đó nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn