Dùng thuốc trị bệnh ở mắt... không hề dễ

Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt cần kiểm tra kỹ nhãn thuốc trước khi dùng

Cách phòng tránh các bệnh về mắt trong mùa hè

10.000 người sẽ khám sàng lọc các bệnh về mắt

Thu hồi, rút số đăng ký hai loại thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid tràn lan hiệu thuốc

Thuốc kháng sinh

Trong các tổn thương tại mắt, các bệnh viêm có kèm nhiễm khuẩn rất phổ biến. Vì vậy, kháng sinh là thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về mắt.

Tùy vào các tổn thương của mắt mà kháng sinh có thể được sử dụng tại chỗ, dưới kết mạc hay toàn thân. Hầu hết các viêm nhẹ như viêm kết mạc và loét giác mạc nông thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ. Còn đối với các trường hợp nặng như viêm mủ nội nhãn, hốc mắt, viêm kết mạc nặng (viêm kết mạc do lậu cầu hay loét giác mạc nặng) thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân (uống), đặc biệt trong nhiễm khuẩn nội nhãn nặng và một số loét giác mạc dùng kháng sinh uống phối hợp với tiêm dưới kết mạc... 

Giống như điều trị kháng sinh toàn thân, việc sử dụng kháng sinh tại mắt cũng có thể gặp nguy hiểm như mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, tổn hại do độc tính của thuốc, kháng thuốc và thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt. Sự thay đổi vi khuẩn ở kết mạc thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh tra mắt kéo dài làm tăng nấm ở túi kết mạc. Các thuốc kháng sinh tiêm mắt như lincomycin nhất là gentamycin thường hay gây phù hốc mắt, phù hai mi...

Thuốc kháng virus

Việc điều trị tổn thương ở mắt do virus khá khó khăn do bệnh thường tái phát. Việc dùng kháng sinh chỉ có tác dụng phòng bội nhiễm vi khuẩn mà không chống được virus. Các loại thuốc được dùng trong trường hợp này là acyclovir, vidarabin, idoxuridine... Trong các loại thuốc trên vidarabin, idoxuridine có thể gây độc cho phần trước của mắt nếu dùng kéo dài. Các tổn thương thường gặp là viêm kết mạc có hột, phù kết mạc nhãn cầu, co chít điểm lệ hoặc lệ quản, viêm giác mạc chấm nông biểu mô, giảm chế tiết nước mắt.  

Thuốc chống nấm

Trong các bệnh về mắt, nhiễm nấm là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau vi khuẩn gây tổn thương trên giác mạc. Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, nấm sẽ lan vào sâu gây nhiễm nấm toàn mắt, hoại tử các tổ chức nội nhãn và gây mù vĩnh viễn. Có nhiều loại nấm gây bệnh ở mắt và có nhiều loại thuốc chống nấm, do vậy khi điều trị phải tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh để chọn thuốc cho phù hợp.

Các thuốc corticoid

Các thuốc chứa corticoid thường được sử dụng khá bổ biến trong điều trị các bệnh về mắt. Tuy nhiên, dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid phải thận trọng vì corticoid là thủ phạm gây mất thị lực vĩnh viễn. Sử dụng lâu dài thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid gây teo dây thần kinh thị giác, cườm nước, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, thuốc chứa corticoid còn gây rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, chậm liền vết thương... Những bệnh nhân dùng thuốc chứa corticoid còn có thể bị tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Vì vậy, khi dùng thuốc nhỏ mắt có thuốc chứa corticoid nên đi khám bác sỹ nhãn khoa định kỳ để được theo dõi nhãn áp.

Chăm sóc mắt tốt để tránh dùng thuốc

- Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc bằng cách nhìn hướng ánh nhìn ra xa hoặc nhắm mắt thư giãn. Chú ý chớp mắt thường xuyên hơn khi đang làm việc để mắt không bị khô. Khi làm việc với máy tính, cần giảm độ chiếu sáng của màn hình bằng cách dùng màn chắn ánh sáng hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Điều chỉnh ánh sáng trong phòng để tránh phản chiếu lên màn hình.

- Bố trí bàn làm việc hợp lý, để vị trí màn hình cách mắt từ 50 - 60cm.

- Không chỉ chú ý đến điều kiện thích hợp khi làm việc với máy tính, đọc sách hay học tập nói chung, chúng ta cũng nên tạo thói quen bảo vệ mắt như đeo kính mát khi ra nắng gay gắt, khám mắt khi phát hiện có những bất thường về thị giác, không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt bừa bãi khi không rõ về tác dụng và chất lượng của thuốc đó.

- Sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung các vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ của mắt, ngăn ngừa tiến trình lão hoá mắt và tăng cường thị lực. 

Thương Huyền H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt