Một tiết mục ca Huế
Công nhận cây đa lá lệch hơn 300 năm tuổi là Cây di sản Việt Nam
Bảo tàng Di sản văn hóa Mường: Thêm một điểm đến văn hoá hấp dẫn
Tràng An nhận bằng di sản hỗn hợp đầu tiên ở Đông Nam Á
Bài Chòi Phú Yên: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đờn ca tài tử được vinh danh di sản VH phi vật thể
Theo hồ sơ di sản do tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng, ca Huế đã có hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân (Huế hiện nay). Trong cái nôi của vùng văn hóa Huế vốn rất đặc thù, ca Huế trở thành một thú chơi tao nhã của các văn nhân tài tử, là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc. “Ở đấy, văn chương, âm nhạc hòa quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng mà tinh tế, dân gian mà bác học”...
Loại hình nghệ thuật này đang trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước cả ở thuyền rồng trên sông Hương và trong các thính phòng tại cố đô Huế.
Nhà thơ Võ Quê, người gắn liền với đời sống ca Huế trong suốt 40 năm qua, cho rằng cùng với việc công nhận và tôn vinh, Nhà nước cần khuyến khích nghiên cứu, sưu tầm và sáng tác; quảng bá sâu rộng ca Huế trong giới trẻ, quan tâm đến đời sống văn nghệ sĩ...
Cùng với ca Huế, Bộ VH-TT&DL còn công nhận 25 hệ thống khác là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc ba loại hình: Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian và tập quán xã hội-tín ngưỡng...
Các thế hệ nghệ sĩ ca Huế trong một buổi diễn thính phòng tại tư gia nhà nghiên cứu |
Bình luận của bạn