Nghệ thuật bài Chòi miền Trung đã gửi hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Giữ hồn cho trò đánh bài chòi cổ
Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 27
Triển lãm 70 bức tranh "Giai điệu thu Hà Nội"
Triển lãm hơn 200 tài liệu về Đại tướng Lê Trọng Tấn
Triển lãm ảnh 'Hà Nội trong tôi' tại Văn Miếu
Triển lãm tranh “Đáy sóng” vẽ trên giấy vỏ cây
Trong dịp này, ngoài Phú Yên, có 2 tỉnh là Quảng Nam, Bình Định cũng được đón nhận vinh dự này. Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, sau khi nghệ thuật bài Chòi ở các tỉnh miền Trung được công nhận là Di sản quốc gia, các đơn vị liên quan sẽ xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận "Nghệ thuật bài Chòi miền Trung" là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch.
Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều nhất quán cho rằng, bài Chòi là một sản phẩm văn hóa rất độc đáo của vùng đất Nam Trung Bộ trên 3 thế kỷ và theo dấu chân người Việt xuôi về phương Nam. Bài Chòi khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng là nghệ thuật kết hợp giữa thơ, nói vè, hát, hô, khua trống, mõ, nhạc đệm, diễn trò cũng như vận dụng các điệu xuân nữ, xàng xê, hò Quảng...
Bài Chòi được xem là "món ăn" tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Yên suốt mấy trăm năm qua, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống hay dịp Tết Nguyên đán. Những ngày hội làng, đêm xuân, trong nhịp phách, trống dồn và điệu khèn dìu dặt, lời hô của anh Hiệu, chị Hiệu quấn quýt, nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con của mảnh đất Phú Yên.
Ngày nay, dù nhịp sống có đổi thay, có thêm nhiều loại hình giải trí mới, nhưng những hội đánh bài Chòi với nghệ thuật trình diễn độc đáo vẫn lưu giữ lại.
Du khách quốc tế cũng đam mê bài Chòi
Để góp phần bảo tồn và lưu giữ loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, tỉnh Phú Yên đã có nhiều giải pháp như: Thành lập các Câu lạc bộ bài Chòi ở các địa phương; Đưa bài Chòi vào giảng dạy trong các trường học; Có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân bài Chòi; Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung tay bảo tồn nghệ thuật bài Chòi...
Phục hồi, giữ gìn và phát huy giá trị của bài Chòi được xác định là nhiệm vụ khẩn thiết, được ngành văn hóa cùng các đoàn nghệ thuật, các thế hệ nghệ sỹ, diễn viên, khán giả... đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, vẫn còn nhiều cái khó, như lời của nghệ sỹ Hoàng Hường – Phó phòng Nghệ thuật quần chúng, Trung tâm Văn hóa và xúc tiến du lịch Phú Yên: "Cái thiếu nhất vẫn là tâm huyết của những người phụ trách các cơ quan chức năng, họ phải biết nóng ruột với sự phôi phai của một dòng bản sắc, một tình yêu đau đáu với bài chòi trong lòng nhân dân...".
Rủ nhau đi đánh bài chòi
Để cho con khóc đến lòi rún ra
Bình luận của bạn