Cả nước có 8 dây chuyền sản xuất thuốc đạt GMP

Ngành dược có quá ít thuốc chuyên khoa, đặc trị

Phát triển ngành TPCN từ nguồn dược liệu

Ngành dược Trung Quốc lại "đau đầu" vì thuốc giả

"Cơn sốt" mua bán, sáp nhập ngành dược phẩm lan toàn cầu

Tăng thuế thuốc lá: Vì sức khỏe cộng đồng

Hành trình phá hủy của thuốc lá trong cơ thể

Cụ thể, trung bình một hoạt chất có 23 số đăng ký thuốc trong nước, trong đó có rất nhiều hoạt chất có trên 100 số đăng ký, chủ yếu trong đó là thuốc thông thường. Trong số này đáng kể nhất là paracetamol có đến 783 số đăng ký, Cefixime 191 số đăng ký, ofloxacin 153 số đăng ký, cephalosporin 140 số đăng ký... Trong khi các thuốc chuyên khoa, đặc trị, dạng dùng mới lại có không nhiều cơ sở sản xuất. Cả nước chỉ có bốn dây chuyền đạt GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) với thuốc tiêm bột đông khô, bốn dây chuyền GMP thuốc dạng viên đạn, viên trứng.

Cục Quản lý Dược cho biết tình trạng trùng lắp sản phẩm dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh nên rất cần định hướng chuyên môn hóa, theo hướng ưu đãi cho nhà sản xuất thuốc có hoạt chất, dạng bào chế mới.

Cục Quản lý Dược cũng cho biết thêm, bắt đầu từ ngày 1/1/2015, thuốc dược liệu sẽ không được sản xuất trên dây chuyền tân dược và từ ngày 1/1/2016 thuốc chứa hormone sinh dục, thuốc chứa độc tế bào sẽ phải sản xuất trên dây chuyền riêng biệt.

Dược sỹ Phạm Khánh Phong Lan - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: “Tôi không vơ đũa cả nắm về việc thuốc rẻ là thuốc kém chất lượng nhưng trên thực tế thuốc rẻ thì rất khó có chất lượng tốt. Chúng ta đầu tư làm gì những nhà máy có dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP châu Âu rồi tiêu chuẩn FDA của Mỹ, Úc, Nhật Bản… nhưng tới hồi ra đấu thầu thì rớt hết. Ngay tại hệ thống các bệnh viện thành phố và những bệnh nhân có Bảo hiểm Y tế thì không được sử dụng thuốc của dây truyền sản xuất hiện đại trong nước”.
Phúc Lộc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất