Bệnh viện trong nước làm chủ nhiều kỹ thuật phức tạp

PGS.TS Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thao tác cắt nang ống mật chủ bằng kỹ thuật nội soi một lỗ - Ảnh: BVCC

Bộ Y tế: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính

Giải pháp của Bộ Y tế để giải quyết tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Nhiều nước gia tăng bệnh đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch

Y tế tuần: Hai bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận AACI của Hoa Kỳ

Bệnh viện trong nước điều trị nang ống mật chủ bằng nội soi một lỗ

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đơn vị điều trị thành công cho bệnh nhi 4 tuổi (người Australia) bị nang ống mật chủ. Được biết, bé được phát hiện bệnh tại Bali (Indonesia) vào tháng 10. Gia đình đã tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị tại Bali, Australia, Singapore, Pháp và mong muốn sử dụng kỹ thuật tối ưu hơn, ít xâm lấn hơn là mổ mở.

Điều trị nang ống mật chủ bằng nội soi một lỗ là kỹ thuật đặc biệt khó, trên thế giới mới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc báo cáo ứng dụng thành công, bên cạnh Trung Quốc. PGS.TS Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là một trong hai bác sĩ hàng đầu thế giới về thực hiện kỹ thuật này.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phẫu thuật nội soi một đường rạch qua rốn điều trị nang ống mật chủ - Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phẫu thuật nội soi một đường rạch qua rốn điều trị nang ống mật chủ - Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô

Tại Việt Nam, với phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị u nang ống mật chủ, bác sĩ chỉ thực hiện một vết rạch dưới 2cm ở rốn, ít thương tổn cho bệnh nhân, đặc biệt sau mổ không để lại sẹo, hồi phục rất nhanh.

Đây là ca mổ đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng thao tác dụng cụ rất chuyên nghiệp. May mắn, ca mổ thành công, bệnh nhi phục hồi nhanh, chạy nhảy sau vài ngày. PGS Sơn đã điều trị hơn 300 bệnh nhi bị nang ống mật chủ bằng phương pháp trên, song bé gái này là bệnh nhân nước ngoài đầu tiên. 

Cứu sống bệnh nhi sơ sinh từ Hàn Quốc

Ngay trong phòng mổ tại Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ đã can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị tim bẩm sinh

Ngay trong phòng mổ tại Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ đã can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị tim bẩm sinh

Lần đầu tiên các bác sĩ của hai Bệnh viện Phụ sản TW và Nhi TW đã 'bắt tay' mổ lấy thai thành công cho sản phụ trở về từ Hàn Quốc và sau đó can thiệp tim mạch kịp thời, cứu sống bệnh nhi sơ sinh.

Được biết, thai phụ 23 tuổi cùng chồng là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Thai phụ phát hiện thai đảo gốc động mạch khi siêu âm từ tuần thai 27, đã được các bác sĩ tại Hàn Quốc tư vấn nhưng việc phẫu thuật sau sinh cho trẻ rất phức tạp và chi phí lớn. Thai phụ trở về Việt Nam với mong muốn được các bác sĩ đánh giá và can thiệp tại quê hương.

Sáng ngày 7/12, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TW đã phối hợp cùng với các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi TW thực hiện thành công ca mổ cấp cứu lấy thai ở tuổi thai 39 tuần 3 ngày. Sau khi chào đời được 5 phút, bệnh nhi đã được các bác sĩ Trung tâm tim mạch Bệnh viện Nhi TW siêu âm tim, các bác sĩ xác định bệnh nhi có dị tật tim bẩm sinh đó là đảo gốc động mạch, không có thông liên thất. Ngay lập tức, các bác sĩ đã hội chẩn tại chỗ đánh giá bệnh nhi cần được can thiệp phá vách liên nhĩ cấp cứu để giành lại sự sống.

Ông Đinh Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế) phụ trách Bệnh viện Phụ sản TW cho biết thành công của ca mổ lấy thai và can thiệp tim mạch sơ sinh ngay tại phòng mổ của Bệnh viện Phụ sản TW đã không chỉ kịp thời cứu sống em bé ngay khi chào đời tại phòng đẻ mà còn khẳng định sự phối hợp nhịp nhàng rất hiệu quả của thầy thuốc các chuyên khoa sản - nhi - tim mạch - sơ sinh...

Sáng kiến “Xe lăn cải tiến” góp mặt trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam

 

Sáng kiến "Xe lăn cải tiến" phục vụ bệnh nhân nặng, giảm bớt sức lao động cho nhân viên y tế của BSCKI Nguyễn Thanh Hà - Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh và cộng sự) vừa vinh dự được ghi vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.

BS Nguyễn Thanh Hà cho biết, sử dụng xe lăn đưa bệnh nhân từ khoa điều trị đến các khoa khác là rất cần thiết. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân nặng phải duy trì thở oxy mà cần thiết phải đẩy đi làm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh phải có ít nhất 2 y bác sĩ đi cùng.

Các bộ phận của xe lăn cũ được thiết kế kết hợp lại thành một xe lăn hoàn chỉnh, đảm bảo các chức năng của xe lăn. Xe dễ sử dụng và sau khi sử dụng xe có thể được gấp gọn nên rất tiện lợi. BS Hà cho biết, chi phí cho việc cải tiến một chiếc xe khoảng 150.000 đồng, rất phù hợp để nhân rộng sáng tạo kỹ thuật này, đặc biệt là với những bệnh viện có điều kiện kinh phí còn hạn chế.

Lấy lại ánh sáng nhờ giác mạc từ người hiến đã chết

Bệnh viện Mắt Trung ương vừa phẫu thuật ghép giác mạc thành công cho bệnh nhân 50 tuổi mất thị lực 6 năm sau một tai nạn. Bệnh nhân này là một trong hàng trăm người chờ ghép giác mạc 5-6 năm nay tại cơ sở này.

Nguồn giác mạc hiến cho bệnh nhân này là từ người đàn ông 40 tuổi ở Bắc Giang tử vong, được Ngân hàng Mắt lấy về đêm 2/12, với sự điều phối của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Trước đó, gia đình anh từng có người hiến tặng giác mạc nên ngay sau khi người đàn ông qua đời, họ liên hệ với Ngân hàng mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương để hiến tặng giác mạc.

Sáng 6/12, anh đã được ghép giác mạc, trước mắt giải quyết được tình trạng đau đớn, kích thích mắt. Anh tiếp tục được điều trị chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật và sử dụng thuốc chống thải ghép. Về thị lực, sau ghép một đến hai tháng các bác sĩ mới có thể đánh giá được khả năng phục hồi.

 

Mỗi năm, tại Ngân hàng Mắt có khoảng 600-800 người đăng ký ghép giác mạc. Tuy nhiên, con số ghép được là rất ít ỏi. Các bác sĩ kêu gọi người dân trong cộng đồng đăng ký hiến giác mạc nếu không may qua đời. Giác mạc hiến tặng phải được lấy trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng sau khi người hiến qua đời.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn