Empty
Empty
Empty

Ánh sáng mặt trời chứa các tia sáng đỏ, cam, vàng, lục, lam và nhiều sắc độ của mỗi màu này, tùy thuộc vào năng lượng và bước sóng của từng tia riêng biệt. Hiểu một cách đơn giản, tia sáng có bước sóng dài chứa ít năng lượng hơn và tia sáng có bước sóng ngắn thì có nhiều năng lượng hơn.

Ánh sáng xanh bao gồm ánh sáng xanh lam và xanh tím, là bức xạ có bước sóng ngắn, kèm với năng lượng cao và có thể nhìn thấy được. Nguồn ánh sáng xanh lớn nhất mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày là từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bản chất của ánh sáng xanh vốn không xấu. Tiếp xúc với ánh sáng xanh là điều cần thiết để có sức khỏe tốt.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng nhìn thấy năng lượng cao như ánh sáng xanh giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức. Phơi nắng vào ban ngày, tức tiếp xúc với ánh sáng xanh, giúp góp phần điều hòa chu kỳ thức – ngủ của cơ thể. Ánh sáng xanh thậm chí còn được ứng dụng vào điều trị một số rối loạn tâm lý như chứng trầm cảm và lo âu; Điều trị các vấn đề về da.

Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, còn có vô vàn nguồn ánh sáng xanh dương nhân tạo trong nhà như đèn huỳnh quang, đèn LED, TV và các thiết bị màn hình. Chiếc smartphone nhỏ gọn trong lòng bàn tay bạn cũng là nguồn phát ra ánh sáng xanh đáng kể.

Empty

Lượng ánh sáng xanh mà các thiết bị này phát ra chỉ bằng một phần nhỏ so với lượng phát ra từ mặt trời. Bù lại, thời gian mà chúng ta sử dụng các thiết bị này và khoảng cách gần giữa màn hình với khuôn mặt của người dùng, khiến nhiều chuyên gia lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài của ánh sáng xanh tới da. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, từ trẻ em đến người lớn đều phải chuyển sang học tập, làm việc trực tuyến, dẫn tới thời gian và thói quen dùng các thiết bị màn hình tăng lên đáng kể.

Tia UV trong ánh nắng mặt trời cũng có năng lượng cao, dù mắt không nhìn thấy được. Các tổn thương do tia UV gây ra với cơ thể gồm: Khiến da cháy nắng, dễ hình thành nếp nhăn, nám, lão hóa, nguy hiểm nhất là nguy cơ dẫn đến ung thư da. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh sáng xanh cũng tiềm ẩn những tác hại tương tự với làn da, khiến da lão hóa, tăng sắc tố…

Empty

Cấu trúc phía trước của mắt người trưởng thành (giác mạc và thủy tinh thể) rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV. Tuy nhiên, hầu như tất cả ánh sáng xanh đều đi qua giác mạc, thủy tinh thể để đến võng mạc. Khi được ứng dụng vào các thiết bị màn hình, ánh sáng xanh tán xạ dễ dàng hơn các ánh sáng nhìn thấy khác, dễ gây "nhiễu" thị giác và hội chứng mỏi mắt do kỹ thuật số. Những vấn đề sức khỏe liên quan tới ánh sáng xanh cũng ngày càng phổ biến hơn, khi con người hiện đại được "tắm" trong ánh sáng xanh liên tục mỗi ngày, ngay cả khi mặt trời đã lặn. 

Empty

Cùng với sự phổ biến của các thiết bị điện tử là thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng và máy tính vào ban đêm, trước giờ ngủ. Khi đó, đôi mắt tiếp nhận quá nhiều với ánh sáng xanh dẫn đến kích thích não, ức chế bài tiết melatonin và tăng cường sản xuất hormone tuyến thượng thận. Sự mất cân bằng nội tiết tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Ánh sáng xanh không chỉ ảnh hưởng tới não bộ và đôi mắt, mà còn gián tiếp tác động tiêu cực tới toàn cơ thể.

Empty
Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ