Cách bảo vệ gan trong dịp Tết

Ăn trước khi uống giúp bảo vệ gan và dạ dày

14 loại thực phẩm làm sạch gan

Vui quá đà, nhiều người nhập viện vì rượu và mồi

Giải độc rượu hiệu quả với các món cháo

Giải rượu từ thực phẩm sẵn có

Ăn trước khi uống

Theo PGS.TS Trần Đình Toán – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị: “Ăn trước khi uống sẽ có tác dụng phân giải một phần lượng cồn trong rượu, bảo vệ gan, dạ dày… và tránh bị ngộ độc khi uống rượu”.

Với bia có nồng độ 5% chỉ nên uống 300 - 350ml/ngày. Rượu sâm panh nồng độ 11% có thể uống khoảng 150 - 200ml. Rượu màu có mùi nồng độ 17 - 20%, uống khoảng 50ml. Rượu trắng nặng có nồng độ 35 - 40%, chỉ nên uống khoảng 25ml.

Đặc biệt, không nên uống rượu và nước ngọt cùng lúc, thức uống hỗn hợp này sẽ lan khắp cơ thể và sản sinh một lượng lớn khí CO2 làm tổn hại đến gan, thận, quá trình tiêu hóa và làm huyết áp mất ổn định.

Trong khi uống rượu, không nên hút thuốc lá, bởi nó làm cơ thể mất oxy và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, ung thư vòm họng.

PGS. Toán cho rằng: “Để có dịp Tết vui vẻ, an toàn, cần lựa chọn thực phẩm an toàn, uống rượu bia một cách khoa học và nên dùng thêm các thực phẩm, sản phẩm có chức năng giải độc rượu, bảo vệ sức khỏe”.

Sinh tố hoa quả giúp giải độc rượu và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Một số thực phẩm giúp giải độc rượu

Cà chua: Trong cà chua có nhiều các khoáng chất như kali, calci, natri… giúp bổ sung cho cơ thể khi bị mất đi trong lúc say.

Sinh tố hoa quả: Sau khi say rượu bạn nên uống sinh tố trái cây, vừa giải rượu vừa giải độc tố. Đồng thời, sinh tố hoa quả cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là các vitamin và khoáng chất.

Nước lọc: Uống nhiều nước giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu và làm giảm tác hại của rượu.

Nước cam và mật ong: Cả hai loại này đều có đường fructose, có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước.

Rau cần: Rửa sạch một nắm rau cần, giã nát, vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say bớt đau đầu, váng vất sau khi tỉnh.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500gr rau muống tươi, giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60gr thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.

Bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Chanh tươi: Lấy một quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

Đậu đen: Khi bị ngộ độc rượu, có thể uống nước sắc đậu đen để giảm say và giải độc tố.

Linh Ly (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa