30% bệnh nhân viêm loét dạ dày kèm biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày (Ảnh: Internet)
6 điều quan trọng về viêm loét dạ dày ai cũng cần biết
Viêm loét dạ dày mạn tính, làm sao chữa khỏi
Dùng cimetidin trong điều trị viêm loét dạ dày, thực quản
Ăn uống ở người viêm loét dạ dày
Các chuyên gia tiêu hóa nhận định, bệnh viêm loét dạ dày chiếm khoảng 35% các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là từ 30 – 35 tuổi. Và có khoảng 30% bệnh nhân viêm loét dạ dày kèm biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày, viêm teo niêm mạc và ung thư dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày thường có các triệu chứng như đau bụng trên rốn, ợ hơi, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa gây ói máu và đi tiêu phân đen, có thể làm thủng dạ dày gây đau bụng dữ dội.
Theo PGS.TS Đào Văn Long – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai: “Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, trong đó có một số nguyên nhân chính như: Chế độ dinh dưỡng, nhiễm trùng, nội tiết, stress và các chứng bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh…”.
Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách viêm loét dạ dày có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, chóng mặt, có máu trong phân, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn, đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, có thể làm thủng dạ dày gây đau bụng rất dữ dội.
Viêm loét dạ dày là bệnh dễ tái phát và cơ chế gây bệnh liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Do đó, để phòng viêm loét dạ dày trong dịp Tết cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Hạn chế các thực phẩm chua, cay, ăn uống đúng giờ… để tránh những cơn đau do viêm loét dạ dày hành hạ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng, stress… Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nên ăn đồ ăn chín, uống nước sạch. Khi có các triệu chứng của viêm loét dạ dày, người bệnh cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Cách phòng viêm loét dạ dày
- Ăn uống điều độ, đúng giờ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi.
- Nên ăn ít các thức ăn xào, rán khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu.
- Tránh các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê.
- Tránh ăn những thức ăn có mảnh sắc, dai, cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, cá rán...
- Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, hay quá no vì ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, có khi chảy máu, quá no lại làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hoá thức ăn.
- Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không vui chơi quá độ để ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Chú ý phòng chống lạnh tốt, mặc đủ ấm, ngủ ấm, không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Bình luận của bạn