Mỗi lần đi ngoài cháu rặn đỏ mặt và phân ra đóng thành từng viên một, rất khô. Tôi đã cho cháu uống mấy loại thuốc chữa táo bón chuyên cho trẻ nhỏ và cho uống nhiều nước hơn mà không thay đổi được tình hình. Cháu cao 98 cm, ăn ngày 2 bát cơm nhỏ và uống 3 bữa sữa, mỗi lần 150 ml. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi loại thuốc nào tốt và cách điều trị, tôi xin cảm ơn. (Liên)
Ảnh minh họa: Babycenter.
Theo các bác sĩ, cần chú ý sự khác nhau giữa táo bón đối với bé trai và bé gái. Nếu bé gái 33 tháng tuổi cân nặng khoảng 13,3 kg, chiều cao khoảng 93 cm; bé trai cân nặng khoảng 13,8kg cao khoảng 94 cm là bé phát triển bình thường, như vậy con bạn hoàn toàn phát triển ổn định về cân nặng và chiều cao.
Về tình trạng táo bón, đây là hiện tượng chậm đi ngoài (>3 ngày ) và phân rắn. Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
Táo bón cơ năng chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn… Táo bón thực thể là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…
Với trường hợp của con bạn, khả năng bé bị táo bón cơ năng, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, uống sữa giàu đường lactose, không lạm dùng thức ăn nhiều đường, chocolate. Tâm lý liệu pháp cũng rất quan trọng, bạn cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho bé, loại bỏ những áp lực, sai sót ở trường học.
Bạn cũng nên cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày, ví dụ 18h tối là bạn cho bé ngồi bô 15 phút dù bé có buồn đi vệ sinh hay không. Nếu tình trạng bé vẫn không cải thiện, bạn nên cho bé đi khám để tìm một số nguyên nhân táo bón thực thể ở trên, nếu tìm được nguyên nhân bạn điều trị theo nguyên nhân là trẻ sẽ hết táo bón.
Các thuốc chống táo bón bây giờ hiện tại đều có một mục đích duy nhất là làm mềm phân như:
+ Duphalac.
+ Sorbitol.
+ Polyethylene glucol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không bị trướng bụng.
Bình luận của bạn