Cách đọc nhãn thực phẩm: Tìm đường “ẩn nấp” trong sản phẩm cho trẻ nhỏ

Nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa saccharin, aspartame, kali acesulfame và sucralose

19 thành phần cần tránh khi bạn đang kiêng đường

5 lý do nên ăn ít đường

9 loại rau và trái cây ít đường bạn có thể ăn nhiều

11 loại trái cây ít đường tốt cho người đái tháo đường

Mới đây, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) đã công bố việc sử dụng chất ngọt không giá trị dinh dưỡng ở trẻ em. Báo cáo kêu gọi nghiên cứu thêm về chất làm ngọt và tác dụng của chúng đối với trẻ em, đặc biệt là khi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và béo phì.

AAP cũng đang kêu gọi các các nhà sản xuất nên liệt kê lượng chất ngọt trên nhãn sản phẩm để người tiêu dùng biết chính xác họ đang tiêu thụ cái gì và tiêu thụ bao nhiêu. Hiện nay, các nhà sản xuất thực phẩm ở Mỹ mới chỉ phải nêu tên chất ngọt không có giá trị dinh dưỡng trong danh sách thành phần.

Vậy, chất ngọt không giá trị dinh dưỡng là gì?

Tiến sỹ Carissa Baker-Smith, tác giả chính của báo cáo này và là một bác sĩ tim mạch nhi cho hay có ít nhất 1/4 trẻ nhỏ tiêu thụ chất ngọt không giá trị dinh dưỡng hoặc chất làm ngọt nhân tạo. Và khoảng 80% trẻ em tiêu thụ chúng hàng ngày.

Chất ngọt không giá trị dinh dưỡng (Nonnutritive sweetener/NSs) thay thế cho chất ngọt có năng lượng (caloric sweetener), mà không bù thêm năng lượng từ những nguồn thực phẩm khác, có thể làm giảm lượng carbohydrate và năng lượng toàn bộ đưa vào.

Có 8 chất làm ngọt không giá trị dinh dưỡng, bao gồm 6 phụ gia thực phẩm và 2 sản phẩm khác, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt:

1. Saccharin: Thường được thêm vào sữa chua và thạch ít đường (low-sugar). Theo Trung tâm Khoa học vì lợi ích công cộng (CSPI), người tiêu dùng nên tránh các sản phẩm chứa saccharin, aspartame, kali acesulfame và sucralose. CSPI cho hay hiện vẫn thiếu nghiên cứu về độ an toàn khi sử dụng các chất thay thế đường này. Mặt khác, có một số nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng aspartame, sucralose và saccharin có liên quan đến nguy cơ ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Aspartame: Có nhiều trong soda ăn kiêng (diet soda), thạch Jell-O và đường ăn kiêng NutraSweet.

3. Kali acesulfame (Acesulfame potassium): Thường xuất hiện trong các loại trái cây đóng gói không đường, một số loại soda ăn kiêng và bột sữa SlimFas.

4. Sucralose: Thường được tìm thấy trong soda ăn kiêng, thực phẩm Lean Pockets và đường ăn kiêng Splenda.

5. Neotame: Tìm thấy ở một số loại kẹo cao su, protein lắc và nước trái cây Sunny D.

6. Advantame: Có nguồn gốc từ aspartame, nó thường có trong các loại nước giải khát và đồ uống, cũng như các sản phẩm làm bánh.

7. Stevia: Được FDA chấp thuận và thường được công nhận là an toàn, cũng nằm trong danh sách an toàn của CSPI.

8. La Hán Quả (Luo Han Guo/Monk Fruit): Cũng thường được FDA công nhận là an toàn, nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng.

Người tiêu dùng nên đọc kỹ danh sách thành phần trên bao bì sản phẩm, hạn chế sử dụng các sản phẩm có saccharin, aspartame, kali acesulfame và sucralose.

Tìm hiểu thêm: Lạnh người với những sự thật đáng sợ về chất ngọt nhân tạo

Biết Tuốt H+ (Theo AAP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng