Bệnh vảy nến dễ tái phát và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh
Những loại thuốc có thể làm bệnh vảy nến nặng hơn
Bị bệnh vảy nến, liệu pháp điều trị nào có thể giúp tôi khỏi hoàn toàn?
Ánh nắng mặt trời giúp làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc đại học California, Los Angeles, Mỹ, trả lời:
Chào bạn!
Vảy nến là một bệnh về da mạn tính thường gặp do tăng sinh tế bào và viêm. Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc. Thông thường, vảy nến xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, da đầu. Chúng cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Ngoài di truyền thì các yếu tố sau cũng có thể kích hoạt bệnh vảy nến: Stress, các yếu tố môi trường, một số loại thuốc, hút thuốc lá, uống rượu...
Viêm trong cơ thể là một yếu tố kích hoạt nhiều bệnh mạn tính trong cơ thể như: Vảy nến, tim mạch, đái tháo đường, viêm khớp... Viêm mạn tính có thể là nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến nên bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.
Trong các nghiên cứu về chế độ ăn uống của bệnh nhân vảy nến, các bác sỹ nhận thấy những người thường xuyên ăn những thực phẩm giàu acid béo omega-3 ít có nguy cơ bùng phát vảy nến. Theo các nhà khoa học, chế độ ăn uống không chứa gluten cũng có thể làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến.
Theo Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về bệnh vảy nến, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu omega-3 có thể giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Để bệnh không nặng lên, người bệnh nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện, thịt đỏ, thịt có hàm lượng chất béo cao... Người bệnh cũng nên kiểm soát cân nặng để bệnh vảy nến không nặng lên.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn