Mách bạn 5 cách khắc phục ho khan tại nhà

Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm cơn ho khan

Viêm họng mạn tính, hay khô miệng đi khám ở đâu?

Ho vài tháng không khỏi phải làm sao?

Trẻ dưới 6 tuổi có nên dùng kháng sinh điều trị viêm họng?

Xoa bóp chữa bệnh viêm họng mạn tính

Bất kể nguyên nhân là gì, ho khan liên tục đều khiến người bệnh đau rát họng, tức ngực làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi, khó chịu... Nếu bạn lo lắng việc dùng thuốc sẽ kèm theo nhiều tác dụng phụ, hãy thử 5 biện pháp tự nhiên dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi các cơn ho khan.

Mật ong

Theo một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine (Mỹ), các bậc cha mẹ đánh giá mật ong có hiệu quả hơn đối với chứng ho khan và khó ngủ liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em so với các loại thuốc trị ho không kê đớn có chứa dextromethorphan (DM).

Theo đó, mật ong có thể kích hoạt tuyến nước bọt, bôi trơn đường thở, làm dịu cơn ho khan. Nó cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu, mật ong tối màu có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học hơn

Cách thực hiện:

- Trộn mật ong với nước ép gừng và nước ép lựu theo tỷ lệ bằng nhau. Uống hỗn hợp này 1 thìa/lần và 2-3 lần/ngày.

- Cách khác, thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước ấm uống 2 lần/ngày.

Lưu ý, không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có nguy cơ cao bị ngộ độc.

Giấm táo

Giấm táo rất hiệu quả trong việc làm giảm cơn ho khan do trào ngược acid.

Cách thực hiện:

- Trộn 2 thìa giấm táo nguyên chất, 1 thìa mật ong vào cốc nước ấm. Uống 2 lần/ngày.

- Cách khác, bạn cho giấm táo vào 100ml nước, đun sôi hỗn hợp rồi để nguội bớt. Trùm khăn kín đầu, nhắm mắt, mím miệng để hơi nước đi qua mũi trong 3-5 phút. Lặp lại cách này vài ngày một lần để giảm ho khan.

Gừng

Gừng là loại gia vị có đặc tính dược liệu. Nó giúp giảm viêm, chống co thắt đường thở, từ đó giảm cường độ và thời gian của các cơn ho khan. Hơn nữa, gừng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Bạn có thể dùng gừng làm gia vị cho các món ăn 

Cách thực hiện:

- Cắt gừng tươi thành từng lát nhỏ, đập dập. Cho 1 thìa cà phê và 1 cốc nước lọc vào chảo đun sôi rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Uống 3 lần/ngày.

- Hoặc, trộn 1 thìa nước ép gừng tươi với mật ong, uống đều đặn 2 lần/ngày trong vài ngày. 

Lưu ý:
- Nếu bạn có cảm giác khó thở hay ho ra máu thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Trường hợp bạn bị ho khan do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như dị ứng, hen suyễn hoặc trào ngược dạ dày – thực quản,... nên đến gặp bác sỹ để có hướng điều trị các vấn đề này trước.

Uống nhiều nước và tăng độ ẩm không khí

Chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn nên uống 8-10 cốc nước/ngày để có sức khỏe tối ưu. Khi bạn bị ho khan, hãy uống nhiều hơn khoảng 2 cốc so với lượng nước thông thường để giữ ẩm cổ họng, đường mũi và làm giảm các cơn ho khan. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước chanh ấm hay sữa ấm. Mặt khác, khi bị ho khan bạn cần tránh đồ uống chứa caffeine, đồ uống có cồn để không làm cơ thể thêm mất nước.

Nhất là thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí giảm có thể làm trầm trọng thêm các cơn ho khan. Tăng độ ẩm không khí giúp giảm cơn ho, bạn sẽ dễ thở hơn, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm. Theo đó, bạn nên thêm một vài giọt tinh dầu (hoa oải hương, tràm trà, bạch đàn...) vào máy tạo độ ẩm để trong nhà hoặc trong phòng ngủ.

Tránh các chất gây kích ứng

Cơ thể bạn có thể nhạy cảm, phản ứng với các chất kích thích có trong môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, mùi hóa chất nặng, nước hoa, phấn hoa, lông vật nuôi... Những thứ này gây kích ứng niêm mạc mũi, ngứa cổ họng và dẫn đến ho khan. Nhận biết và tránh những tác nhân này sẽ giúp bạn giảm ho khan một cách tự nhiên.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng