Cần lộ trình biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa

Để điều hành các giường hồi sức, ECMO, thở máy… điều trị bệnh nhân COVID-19 cần nhân lực rất lớn

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Địa chỉ các bệnh viện khám di chứng hậu COVID-19 trên cả nước

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hưởng ứng Lễ hội Xuân hồng năm 2022

"Chẩn đoán & điều trị COVID-19": Thành quả của các chiến sỹ áo trắng

Đó là quan điểm được PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trình bày tại Tọa đàm “Đại dịch COVID-19 và chính sách đối với nhân viên y tế” diễn ra vào ngày 21/2.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ bài toán khó trong việc vừa điều động nhân viên y tế tham gia chống dịch mà vẫn phải cân đối, duy trì các hoạt động bình thường khác của bệnh viện.

Trước khi có dịch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện khám chữa bệnh tại 2 cơ sở với tổng số nhân viên y tế hơn 1.000 người. Sau khi đại dịch xảy ra, ngoài việc chi viện các tỉnh, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xây dựng bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hoàng Mai, có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường, cần khoảng gần 1.000 cán bộ, nhân viên nữa.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại Tọa đàm - Ảnh: VGP

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại Tọa đàm - Ảnh: VGP

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y bày tỏ: “Khó khăn lớn nhất hiện nay của chúng tôi là duy trì hoạt động, kinh tế vật tư trang thiết bị. Hiện nay, hầu như tất cả các nguồn lực huy động được chúng tôi đã huy động rồi, không thể xin mãi được tiền tài trợ.”

Ông nhận định, nếu chúng ta cứ coi COVID-19 là đại dịch, thực hiện những quy định hiện hành thì không thể nào duy trì được lực lượng.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, bệnh viện đã dần có các biện pháp biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai quy trình xây dựng bệnh viện rất chặt chẽ về kiểm soát nhiễm khuẩn. Các bác sỹ đi làm hằng ngày như bình thường, mặc đồ bảo hộ thông thường và kiểm tra sức khỏe định kỳ để hạn chế tối đa sự lây nhiễm chéo.

 

Từ các khó khăn mà bệnh viện gặp phải, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất, cần có chính sách để làm sao các bệnh viện có thể duy trì được lâu dài: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nhân viên y tế hiện nay có thu nhập bằng như trước khi đại dịch.” Còn rất nhiều việc cần làm trong thời gian trước mắt để nâng cao được thu nhập, ổn định được đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên y tế.

Tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất các nội dung thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phòng, chống dịch của hệ thống y tế trong giai đoạn mới. Hiện nay, các bệnh viện rất khó khăn trong việc dự toán, thanh quyết toán kinh phí điều trị COVID-19 và chi phí phòng, chống dịch do chưa có nghị định hướng dẫn.

Theo đó, ông đề nghị phải có chính sách cụ thể về con người: Chính sách chi trả cho nhân viên y tế sau chi lương hợp đồng và phụ cấp để bảo đảm điều trị COVID-19 lâu dài; Có cơ sở pháp lý để đơn vị tiếp nhận, tuyển dụng nguồn nhân lực điều trị bệnh nhân COVID-19.

Cuối cùng, bằng mọi cách chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa, khám chữa bệnh thông thường. Như vậy, nếu không còn dịch nữa thì bệnh này sẽ như viêm phổi, suy tim, người bệnh có thể vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin