Sản phẩm Kirkland Glucosamine 1500mg & Chondroitin 1200mg trên sàn Shopee bị Cục An toàn thực phẩm yêu cầu gỡ bỏ - Ảnh chụp màn hình
Kiểm tra, rà soát các sản phẩm do “Ngân Collagen” quảng cáo
Thu hồi hiệu lực nhiều Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm TPBVSK
Thu hồi lô kem chống nắng có chỉ số SPF thấp hơn 20 lần so với công bố
Thu hồi mỹ phẩm có nhãn phụ "thần thánh" công dụng như thuốc
Theo kết quả hậu kiểm về thực hiện quy định đăng ký bản công bố và tự công bố, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) phát hiện một số sản phẩm thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đang được quảng cáo và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử mà chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm như:
Lazada: Omega 3-6-9 1600mg; Natto Kinase 4000fu; Estroven - Complete Multi - Sympton; Kirkland Glucosamine 1500mg & Chondroitin 1200mg; Glucosamine 1500mg With MSM 1500mg.
Shopee: Omega 3-6-9 1600mg; Natto Kinase 4000fu; Estroven - Complete Multi - Sympton; Kirkland Glucosamine 1500mg & Chondroitin 1200mg; Glucosamine 1500mg With MSM 1500mg.
Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và tuân thủ pháp luật, Cục ATTP đã ban hành công văn số 1098/ATTP-SP ngày 26/5/2025 và công văn số 1097/ATTP-SP ngày 26/5/2025 yêu cầu hai doanh nghiệp:
1. Khẩn trương rà soát lại việc kinh doanh, giao dịch điện tử từ các sản phẩm thực phẩm chức năng, chỉ kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc được công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Ngừng ngay việc kinh doanh và gỡ bỏ thông tin các sản phẩm vi phạm nêu trên.
3. Báo cáo kết quả bằng văn bản gửi về Cục ATTP trước ngày 30/5/2025.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng trên môi trường trực tuyến đang ngày càng phổ biến, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Như Sức khoẻ+ đã đưa tin và theo ghi nhận của phóng viên đến thời điểm hiện tại, trên sàn thương mại điện tử Lazada vẫn còn tồn tại một số sản phẩm bị Cục ATTP liệt kê là hàng cấm, trong đó có Best Slim USA – từng được cảnh báo là không bảo đảm an toàn sức khỏe người dùng cả chục năm nay.
Đáng chú ý, sản phẩm này được ghi là có xuất xứ "NO BRAND", trái với chính sách công khai của Lazada là “Nhà bán hàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về Sản Phẩm do mình bán đúng theo yêu cầu của quy định pháp luật có liên quan”.

Chính sách dành cho nhà bán hàng được công khai trên trang chủ Lazada - Ảnh chụp màn hình.
Không chỉ vậy, nền tảng này còn gửi thông báo tự động với nội dung: “Thông tin này chỉ mang tính chất trợ giúp tìm hiểu về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo. Vui lòng xác nhận quý khách là nhân viên y tế hoặc có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm”. Cách làm này đặt ra nhiều câu hỏi liệu có phải sàn đang cố tuyên bố miễn trừ trách nhiệm khi quảng bá sản phẩm? Vậy thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Thông báo tự động được Lazada yêu cầu xác nhận - Ảnh chụp màn hình
Như vậy, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, việc để lọt những sản phẩm không được phép lưu hành, thậm chí từng bị cảnh báo, có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng nếu không được xử lý kịp thời và dứt điểm. Người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn, sàng lọc kỹ thông tin trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.
Bình luận của bạn