Có nên chữa ho cho trẻ bằng tinh dầu, dán cao vào huyệt Dũng tuyền?

Chữa ho cho bé nên dùng thuốc hay mẹo dân gian? (Ảnh: Internet)

Dùng thuốc trị ho có chứa codein: Mẹ ơi đừng hại con!

Vì sao trẻ hay ho đêm?

Trẻ nhập viện tăng do thời tiết giao mùa

Chữa ho khan cho trẻ không cần thuốc kháng sinh

Thời tiết vào mùa Đông, trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp, một phần do sức đề kháng yếu ớt, một phần do nhiễm bệnh từ bạn bè, người thân… Ho là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ mỗi khi thời tiết trở lạnh.

Do dùng thuốc kháng sinh càng ngày càng bộc lộ nhiều sự nguy hiểm đối với trẻ nên các mẹ luôn tìm kiếm những cách trị ho đơn giản, ít tốn kém mà không cần uống thuốc. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và các diễn đàn làm cha mẹ, các mẹ đang chia sẻ những mẹo chữa ho cho con từ dầu nóng, dán cao, tinh dầu… Trong những mẹo đó có tiềm ẩn rủi ro gì cho sức khỏe của trẻ không?

Trị ho bằng huyệt đạo và tinh dầu

Nổi bất nhất trên các diễn đàn hiện nay là mẹo trị ho bằng huyệt Dũng tuyền.

Trích từ một bài chia sẻ trên facebook, trị ho bằng huyệt Dũng tuyền có cách làm như sau: “Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân hoặc sau khi xoa nóng bàn chân, các bạn cắt một miếng nhỏ cao Salonpas dán vào huyệt Dũng tuyền và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế vào buổi tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ chấm dứt”. Cách làm này được các mẹ cho là an toàn với cả trẻ dưới 7 tháng tuổi.

Vị trí huyệt Dũng tuyền

Ngoài cách trên, các mẹ cũng lưu truyền nhau mẹo bôi tinh dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và 2 cổ tay của bé để giảm ho. Theo đó, sau khi bôi tinh dầu xong, mẹ đeo cho bé đôi tất ấm (ban ngày thì 1 đôi, đêm thì mang hẳn 2 đôi chồng vào nhau). Chỉ cần 1 – 2 ngày là bé đỡ ho ngay.

Có nhiều cha mẹ sau khi áp dụng cách này cho con đã phản hồi rằng phương pháp đơn giản mà hiệu quả, cơn ho của bé đã giảm hẳn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sau khi áp dụng, trẻ không những không khỏi còn bị bệnh nặng hơn.

Cẩn trọng khi áp dụng mẹo trị ho cho trẻ

Lương y Dương Toàn Vinh - thành viên Hội Đông y Việt Nam cho hay, huyệt dũng tuyền ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (tạm gọi là ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng tuyền chính là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (tức là cách gót 3/5).

Dũng tuyền cũng là 1 trong 36 tử huyệt - là huyệt khá quan trọng, gần như có liên quan đến toàn thân. Trong trường hợp dùng dầu nóng xoa huyệt này và ủ ấm lòng bàn chân có tác dụng tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng phía trên xuống dưới bàn chân.

Thực tế là giữ cho đầu mát chân ấm là một nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe và điều trị những cơn ho dai dẳng. Chính vì vậy, nhiều người dùng cách kích hoạt huyệt Dũng tuyền có thể giảm ho, thậm chí hết ho.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm họng, ho, các bệnh đường hô hấp cho trẻ từ thực phẩm chức năng

Tuy nhiên, cách làm này chỉ hiệu quả đối với các chứng ho do nhiễm lạnh thường xảy ra vào mùa Đông Xuân. Trong những trường hợp do cho nhiễm khuẩn nặng, viêm họng dai dẳng dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản thì kích hoạt huyệt Dũng tuyền là việc làm vô ích, thậm chí gây phản tác dụng với trẻ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, nặng nhất là tử vong.

Hơn nữa, cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại dầu cho trẻ nhỏ. Tất cả các loại tinh dầu đều không nên dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Ngay cả với trẻ lớn vẫn rất có thể bị dị ứng tinh dầu. Ví dụ như hoạt chất methyl salicylate có thể làm nóng, gây rộp, xung huyết da. Menthol làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt trẻ bị hạ thấp. Tinh dầu còn có khả năng ức chế hô hấp, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.

Chính vì vậy, cách tốt nhất và an toàn nhất để trị ho cho trẻ là các mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ và thực hiện đúng theo chỉ thị của bác sỹ. Không được tùy tiện mua thuốc cho bé uống cũng như cần phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng các mẹo trị bệnh lưu truyền trên mạng.

Để tăng cường sức đề kháng cho con, hỗ trợ điều trị viêm họng, mẹ có thể cho con dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên.


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng