Một số dấu hiệu trên bao bì cho phép phân biệt thuốc giả Salonpas Gel
Thu hồi lô mỹ phẩm EVI Cream ngừa nám không đạt chất lượng
Thu hồi hai lô thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn bị làm giả
Thu hồi 2 lô thuốc Capetero 500 nhập khẩu trái phép
Thu hồi toàn quốc lô siro Nutrohadi F
Vừa qua, sau khi nghi ngờ trên thị trường có các sản phẩm thuốc giảm đau giả Salonpas Gel, Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam đã có văn thư số 609/22/HVC-QLD đề ngày 11/07/2022 gửi đến Cục Quản lý Dược để báo cáo về việc phát hiện các mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi "SALONPAS GEL Net Weight 50g, Product: PT HISAMITSU PHARMA INDONESIA Sidoarjo, Indonesia, No. Reg: POM QL. 031 700 081", kèm các thông tin về nhãn, thông tin tra cứu trên Internet.
Đáng lo ngại trước tình hình hiện nay, mẫu các sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả nêu trên đang được bán trên thị trường qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo và website (https://thuocsi.vn).
Để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, Cục Quản lý Dược thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các ngành và đề nghị thực hiện:
- Các đơn vị có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc về các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt giữa thuốc nghi ngờ là giả và thuốc chính hãng do Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam sản xuất.
- Các đơn vị y tế địa phương phải tăng cường việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn đảm bảo việc kinh doanh thuốc có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu. Nếu có trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm.
- Các đơn vị cần phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới người dân biết để không mua thuốc được bán trên mạng internet, chỉ mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, có đầy đủ hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của thuốc.
Bình luận của bạn