Cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ và cách phòng ngừa

Đột quỵ không chỉ tái phát lần 2 mà còn có thể tái phát nhiều lần hơn

Phòng đột quỵ tái phát ở người cao tuổi

Ăn uống như thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ

Cảnh giác với đột quỵ tái phát

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

Tại sao đột quỵ lại dễ tái phát?

Đột quỵ rất dễ tái phát, đặc biệt trong vòng hai ngày đầu tiên. Thống kê cho thấy, đột quỵ chủ yếu tái phát trong giai đoạn sớm: 10% trong tuần đầu, 15% trong 1 tháng và 18% trong 3 tháng. Đột quỵ dễ tái phát ở những người bệnh có một số bệnh nền hoặc yếu tố sau:

- Huyết áp cao làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

- Mỡ máu cao có thể dẫn đến tình trạng mảng bám tích tụ trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến não và các bộ phận khác của cơ thể.

- Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu và làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

- Hút thuốc cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ lần 2 bởi các hóa chất trong thuốc lá sẽ làm đặc máu và tăng khả năng mảng bám sẽ tích tụ trong động mạch.

- Người bị những bất thường về nhịp tim như rung nhĩ có thể khiến cục máu đông hình thành trong tim và sau đó di chuyển lên não, dẫn đến đột quỵ lần 2.

Làm gì để ngăn ngừa tái phát đột quỵ não?

Để phòng ngừa đột quỵ não tái phát, kiểm soát các yếu tố nguy cơ luôn là giải pháp hàng đầu:

- Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não và kiểm soát huyết áp tốt làm giảm 28% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg, và dưới 130/80 mmHg với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao bằng cách uống thuốc huyết áp và đo huyết áp thường xuyên.

- Kiểm soát đường huyết: Người có bệnh nền tiểu đường cần điều trị bao gồm chế độ ăn phù hợp, chế độ tập luyện kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường để đạt mục tiêu HbA1C dưới 7% và dự phòng các biến chứng do đái tháo đường.

- Kiểm soát mỡ máu: Giảm cholesterol máu giúp giảm 16% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát LDL Cholesterol xuống dưới 70-100 mg/dL.

- Kiểm soát các bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim, xơ vữa động mạch cảnh, các bệnh lý tăng đông máu…

- Thay đổi lối sống: Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh căng thẳng, bỏ thuốc lá, hạn chế bia, rượu.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ não tái phát, ngoài các biện pháp trên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp ngăn ngừa cục máu đông. Được ứng dụng công nghệ nuôi cấy đặc biệt, giúp enzyme nattokinase có thể sống sót, phát triển và ổn định; Từ đó giữ được độ hoạt lực cao nhất. Ngoài ra, để giải quyết được bài toán nattokinase bị phá hủy gần như hoàn toàn khi đi qua môi trường acid dịch vị, sản phẩm đã ứng dụng công nghệ bào chế bao kháng dịch vị giúp nattokinase khi đi qua dạ dày không bị mất hoạt tính và thể hiện tốt nhất vai trò của mình khi xuống đến ruột non.

Bạn nên lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Quân y 103, Bạch Mai cho thấy hiệu quả làm tan cục máu đông của sản phẩm tương đương với aspirin, từ đó ngăn ngừa cơn đột quỵ hiệu quả. Bạn nên dùng từ 2-4 viên/ngày để có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa đột quỵ tái phát.

Lan Khuê

 

TPBVSK Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não

Với thành phần chính là Nattokinase, TPBVSK Nattospes đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện Trung ương quân đội 108, viện quân y 103, viện Bạch Mai, viện Tuệ Tĩnh cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm tan cục máu đông và phục hồi sau tai biến, đồng thời giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu não do tắc mạch.

Sản phẩm Nattospes dùng cho người có nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch; người sau tai biến mạch máu não có các di chứng méo miệng, nói ngọng, liệt người, khó nuốt.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch