Cảnh giác với bệnh nhiễm giun đũa chó mèo

Thú cưng nếu không được phòng bệnh đúng cách có thể mang những mầm bệnh trên mình

Bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Thú cưng giúp bảo vệ sức khỏe não bộ của khi bạn già đi

Infographic: Lý do bạn nên cho thú cưng ngủ riêng

Những lợi ích khi bạn nuôi thú cưng

Con đường lây nhiễm giun đũa chó mèo

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.

Theo TS Nguyễn Văn Dũng (Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương): Ít ai ngờ rằng chính việc tiếp xúc quá gần gũi với thú cưng là nguyên nhân làm cho số bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo gia tăng những năm gần đây. Nếu như trước đây, các ca nhiễm giun sán chủ yếu là các loại giun đũa, giun tóc, giun kim… Hiện nay, bệnh nhân nhập viện chủ yếu là do nhiễm giun đũa chó mèo do nuôi thú cưng.

Con đường lây nhiễm của giun chó mèo rất đa dạng. Khi nuôi thú cưng, nếu phân của chúng không được xử lý đúng sẽ làm cho giun đũa chó mèo lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, lây nhiễm vào nước uống, đồ ăn, thậm chí có thể lây nhiễm qua đường thở. Nguy hiểm khi mắc giun đũa chó mèo là nếu ăn phải trứng, ấu trùng sẽ đi khắp có thể, có thể lên não, gan, phổi… Tại đây, chúng có thể sống nhiều năm dưới dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành. Đặc biệt, theo TS Dũng: Dù có uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cũng không tẩy được giun đũa chó mèo mà phải thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Biểu hiện nhiễm giun đũa chó mèo

Lưu ý các dấu hiệu trên da có thể cho thấy bạn đã nhiễm giun đũa chó mèo

Lưu ý các dấu hiệu trên da có thể cho thấy bạn đã nhiễm giun đũa chó mèo

Các biểu hiện của bệnh rất đa dạng cho nên dễ nhầm với các bệnh khác. Tùy vị trí khác nhau mà biểu hiện nhiễm giun đũa chó mèo sẽ khác nhau. Trong đó có một số biểu hiện rõ rệt là ngứa kéo dài, nổi mề đay, nốt ban… do ấu trùng di chuyển dưới ra. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau bụng, đau đầu, sốt, tổn thương da…

TS.BS Trần Huy Thọ (Phó giám đốc Bệnh viện thường trực Đặng Văn Ngữ, thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết: Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân về ký sinh trùng tăng nhiều hơn. Bệnh nhân đến khám chủ yếu với triệu chứng ban đầu là ngứa. Nhiều người dân nghĩ ngứa là đến da liễu khám. Có người ngứa 5-10 năm không khỏi, đến khám mới phát hiện nhiễm giun chó mèo.

Người bị nhiễm giun đũa, giun móc từ chó mèo thường tới viện trong tình trạng bị ngứa dữ dội, tổn thương, nhiễm trùng trên da. Khi ngứa, người bệnh thường gãi không kiểm soát, điều này gây tổn thương nhiều mảng da, tạo môi trường để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh từ thú cưng

BS Thọ khuyến cáo: Việc nuôi, ôm ấp, chơi cùng thú cưng… là nguy cơ rất lớn để bệnh giun đũa chó mèo phát triển. Trong quá trình điều trị nhiễm giun đũa chó mèo, có người đáp ứng nhanh, nhưng có người phải dùng 2-3 liệu trình mới khỏi. 

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh từ vật nuôi, bạn nên:

- Luôn rửa sạch tay, đặc biệt là sau khi chơi với vật nuôi, cầm nắm thức ăn của chúng hoặc sau khi cọ rửa chuồng thú nuôi. Khi cọ rửa hoặc dọn chất thải của vật nuôi, nên mang găng kỹ càng.

- Hạn chế hôn hít vật nuôi cũng như ăn cùng chúng.

- Không cho vật nuôi chơi ở gần khu vực chế biến thức ăn.

- Không nhận nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

- Nên tiêm ngừa đầy đủ cho vật nuôi trong nhà.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm