Bệnh đường hô hấp có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Ảnh minh họa.
Những bệnh hô hấp trẻ thường gặp vào mùa đông
10 thảo dược quý trong điều trị bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh
Phòng bệnh hô hấp thường gặp trong mùa đông
Hen phế quản
Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản trong đó phải kể đến yếu tố gia đình (di truyền), dị ứng, béo phì... Ngoài ra, hen phế quản còn do nhiễm khuẩn, virus đường hô hấp và liên quan đến vấn đề giới tính. Người bị hen phế quản thường có cơn hen kịch phát (cơn khó thở cấp tính) xảy ra khi tiếp xúc với các dị nguyên, thay đổi thời tiết, khi tiếp xúc với hương khói các loại (đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào) và những thay đổi cảm xúc mạnh...".
Mặc dù bệnh hen phế quản không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát được bệnh của mình, tức là người bệnh không có hoặc có rất ít các triệu chứng của hen, không phải dùng thuốc cắt cơn hen, hoạt động thể lực bình thường với chức năng phổi hoàn toàn bình thường. Và để làm được điều đó, người bệnh cần tránh các yếu tố làm khởi phát cơn hen như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, mùi hóa chất, thay đổi thời tiết... Ngoài ra, người bị hen phế quản có thể điều trị dự phòng hen bằng các loại thuốc điều trị hen dạng hít, khí dung, uống hoặc tiêm.
Viêm khí - phế quản cấp
Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông xuân thường là virus cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi và các loại khác. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí - phế quản. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là giữ ấm, không để bị lạnh, chỉ dùng kháng sinh thông thường chống bội nhiễm.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Viêm phổi mắc phải cộng đồng là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện. Đây là bệnh lý thường gặp vào mùa Đông – Xuân với tỷ lệ mắc và tử vong khá cao.
PGS.TS Ngô Quý Châu - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Nguyên nhân phổ biến của viêm phổi là do vi khuẩn, virus. Các vi khuẩn phổ biến gồm phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, trực khuẩn gram âm… Hiện nay, nhiễm một số virus cúm (H5N1, H1N1) có thể gây nên viêm phổi nặng. Viêm phổi cộng đồng thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu (như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) và có các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu, hút thuốc lá".
Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi như: Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng; Vệ sinh răng miệng sạch sẽ; Điều trị tốt những đợt viêm phế quản cấp và mạn tính; Loại bỏ những yếu tố kích thích có hại như thuốc lá, thuốc lào; Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh; Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt điều độ; Tránh những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của phổi như khí độc, khói, bụi, môi trường sống ô nhiễm…
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Viêm phổi mắc phải bệnh viện là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nhu mô phổi xảy ra ngay tại… bệnh viện, trong quá trình bệnh nhân lưu viện để điều trị một căn bệnh khác. Biểu hiện của viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện trên 72 giờ xuất hiện các triệu chứng: Sốt, ho khạc đờm mủ, đờm xanh, vàng, đau ngực, khó thở… Nếu bệnh nhân đang thở máy thấy dịch hút phế quản tăng lên, màu đục hoặc vàng, xanh, bệnh nhân thở nhanh. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, mà một phần do chế độ diệt khuẩn của bác sỹ không đầy đủ. Và tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ngày đang càng nghiệm trọng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường diễn tiến âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. ThS.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi tắc nghẽn, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: "Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ho khạc đờm kéo dài vào buổi sáng. Kế tiếp là khó thở khi gắng sức lúc bệnh nhân leo cầu thang, khi đi nhanh trên đường bằng. Triệu chứng tiếp theo sẽ là những đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến bệnh nhân khó thở nhiều hơn, khạc đờm nhiều hơn, đục màu. Những đợt cấp này ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn".
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xuyên bị thiếu oxy trong máu gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ho, suy nhược, thậm chí không di chuyển được. Hậu quả là người bệnh mất sức lao động, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ dẫn đến các biến chứng bệnh phổi khác như viêm phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn và khiến nhiều bệnh khác nặng thêm như suy tim, đái tháo đường…
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn với căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, việc tiêm phòng cúm hàng năm, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, dùng thuốc điều trị đều đặn là những biện pháp cần được thực hiện để tránh xuất hiện các đợt cấp và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
- Hút thuốc lá, thuốc lào > 10 năm.
- Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm.
- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp.
- Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hen phế quản.
Bình luận của bạn