Khi nào không khí tại Hà Nội bớt ô nhiễm?

Đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp làm trầm trọng thêm ô nhiễm không khí

Podcast: Ô nhiễm không khí dài ngày ở Hà Nội nguy hại gì tới sức khoẻ?

Tăng huyết áp do ô nhiễm không khí từ giao thông

Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc

Bụi mịn PM2.5 và nỗi lo làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Khảo sát lúc 9h ngày 15/12 trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir cho thấy, chất lượng không khí Hà Nội ở mức đỏ (không lành mạnh) với chỉ số AQI 152. Bản đồ thời gian thực cảnh báo các trạm có chất lượng không khí ô nhiễm nhất tại Quảng Khánh (Tây Hồ), Phạm Văn Đồng, Long Biên… Ở ngưỡng này, không chỉ đối tượng nhạy cảm, mà người khỏe mạnh cũng chịu ảnh hưởng do chất lượng không khí kém.

Chất lượng không khí tại Hà Nội ngày 15/12 ở mức không lành mạnh, từ ngày mai sẽ cải thiện - Nguồn: IQAir

Chất lượng không khí tại Hà Nội ngày 15/12 ở mức không lành mạnh, từ ngày mai sẽ cải thiện - Nguồn: IQAir

Cùng thời điểm, xếp Hà Nội Bản đồ của Pam Air - kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng tại Việt Nam cho thấy rải rác các điểm “đỏ”, “cam” trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, tương đương chỉ số AQI ở mức kém và xấu.

Hà Nội cũng đứng thứ 10 trong top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo IQAir. Nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp 10 lần giới hạn cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo Cổng thông tin Quan trắc Môi trường, nồng độ bụi mịn PM2.5 trong vòng 48 giờ qua tăng cao vào khung giờ 20-0h và 5-12h trong ngày.  

Nồng độ bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu tại Hà Nội - Ảnh: Cổng thông tin Quan trắc Môi trường

Nồng độ bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu tại Hà Nội - Ảnh: Cổng thông tin Quan trắc Môi trường

Từ cuối tháng 11, Tổng cục Môi trường đã ghi nhận thực trạng tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí có diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5.

TS. Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, nguồn gốc phát sinh bụi ở các đô thị là từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy; Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, các làng nghề; Từ các hoạt động xây dựng đô thị và từ đốt rác đốt rơm rạ sau thu hoạch.

“Điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm, mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng độ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người”, ông nhận định. Nếu chưa có biện pháp hạn chế, kiểm soát ô nhiễm không khí, người dân chỉ có thể trông chờ một vài trận mưa hoặc đợt gió mùa để phát tán bớt lớp bụi mịn dày đặc.

Ô nhiễm không khí nhiều ngày tại Hà Nội, từ trên cao có thể thấy một màn sương mù dày đặc màu trắng xám - Ảnh: VOV

Ô nhiễm không khí nhiều ngày tại Hà Nội, từ trên cao có thể thấy một màn sương mù dày đặc màu trắng xám - Ảnh: VOV

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cuối tuần này miền Bắc đón khối không khí lạnh mạnh, có thể gây rét đậm, rét hại, miền Trung có mưa vừa đến mưa to. Đêm 15 và ngày 16/12, khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. IQAir dự đoán, thời tiết chuyển biến có thể giúp cải thiện chất lượng không khí Hà Nội.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản đề nghị các địa phương triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trên địa bàn như: Hạn chế tình trạng đốt tại ruộng gây ô nhiễm môi trường; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định; Ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải từ các công trình thi công.

Trong khi chờ đợi những biện pháp giảm nguồn thải, mỗi người dân nên tự bảo vệ mình bằng theo dõi chất lượng không khí hàng ngày, tăng cường đi bộ và sử dụng phương tiện công cộng trong nội đô. Những ngày có chỉ số AQI kém, người cao tuổi, trẻ nhỏ, đối tượng nhạy cảm cần tránh hoạt động mạnh ngoài trời trong khung giờ sáng sớm và chiều tối.  

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội