Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc

Thịt gà thường nhiễm hai loại vi khuẩn là Campylobacter và Salmonella

Podcast: Vì sao ăn thịt cóc dễ bị ngộ độc?

Tìm ra tác nhân gây ngộ độc sau tiệc Trung thu

Bao nhiêu vitamin C là quá liều và tác dụng phụ cần lưu ý

Dòng chảy Sức khoẻ+: Ít nhất 141 người ngộ độc khi ăn bánh mỳ ở Hội An

Thịt gia cầm

Thịt gia cầm (gà, vịt) là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là trong dạ dày và lông gia cầm thường có 2 loại vi khuẩn CampylobacterSalmonella. Quy trình giết mổ khó tránh khỏi làm lây nhiễm vi khuẩn này vào thịt. Chỉ khi nấu chín thịt hoàn toàn mới có thể diệt được mầm bệnh này.

Nghiên cứu tại Mỹ, Anh và Ireland cho thấy, 41-84% thịt gà bán tại siêu thị nhiễm Campylobacter gây tiêu chảy, 4-5% nhiễm Salmonella. Khi chế biến thịt gia cầm tại nhà, cần sử dụng dụng cụ riêng cho thịt sống, làm sạch bề mặt sơ chế, tránh lây nhiễm chéo.

Salmonella cũng có thể nhiễm vào trứng và vỏ trứng. Khi chế biến thực phẩm giàu dinh dưỡng này, bạn nên nấu chín, không dùng trứng nứt vỏ. Các món trứng sống, trứng chần cần dùng trứng đã qua thanh trùng.

Rau xanh

Vi khuẩn E.coli trên rau sống lây nhiễm qua nhiều khâu từ sản xuất (rau thường bị tưới bởi nguồn nước bẩn, bón phân tươi) tới sơ chế, địa điểm bày bán

Vi khuẩn E.coli trên rau sống lây nhiễm qua nhiều khâu từ sản xuất (rau thường bị tưới bởi nguồn nước bẩn, bón phân tươi) tới sơ chế, địa điểm bày bán

Các loại rau xanh cũng chứa nhiều mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm thường gặp, đặc biệt là rau sống. Nhiều quốc gia đã ghi nhận các vụ ngộ độc hàng loạt bắt nguồn từ rau xà lách, cà chua, rau chân vịt.

Rau ăn lá dễ nhiễm E. coli, Salmonella và Listeria qua nhiều công đoạn từ trồng trọt, thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng. Nguyên nhân phổ biến là do nguồn nước và đất nhiễm khuẩn.

Nếu bạn mua rau xanh về làm các món salad, rau sống, cần rửa thật sạch trước khi chế biến; Không mua túi rau nhặt sẵn có chứa lá dập, ủng hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường.

Cá và động vật có vỏ

Cá biển không bảo quản đúng cách sẽ nhiễm histamine – độc tố do acid amin histidine trong cá sinh ra. Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn chế biến từ cá chứa histamine cao xảy ra ở rất nhiều nước và được phát hiện đầu tiên ở cá ngừ, cá nục, cá thu... Cá biển có chứa lượng histamine cao vẫn không mất đi trong quá trình đun nấu, gây ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, khó thở, sưng mặt và lưỡi.

Tùy vào môi trường nuôi và đánh bắt, các loài thân mềm hai mảnh vỏ như sò, vẹm, hàu… cũng chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có khả năng hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên mua hải sản có nguồn gốc uy tín, bảo quản lạnh trước khi chế biến. Cá cần nấu chín kỹ, sò và hàu nấu tới khi vỏ mở tự nhiên (những con không mở vỏ nên bỏ đi).

Gạo và cơm

Gạo và một số loại ngũ cốc có thể nhiễm bào tử Bacillus cereus – vi khuẩn phổ biến trong môi trường, trong phân, đất nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Dạng bào tử này có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, cơm nguội bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và vi khuẩn sinh sôi, phát triển trở lại. 

Độc tố do Bacillus cereus sinh ra có thể gây ngộ độc thực phẩm với triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Để giảm nguy cơ ngộ độc do món ăn quen thuộc này, tốt nhất nên ăn cơm ngay sau khi nấu, nếu không thì cần bảo quản lạnh ngay sau khi nấu. Khi ăn lại, cần hâm nóng, hấp chín đến khi cơm nóng bốc hơi.

Sữa chưa qua thanh trùng, tiệt trùng

Sữa tươi, chưa thanh trùng có thể mang các vi khuẩn nguy hiểm

Sữa tươi, chưa thanh trùng có thể mang các vi khuẩn nguy hiểm

Quá trình thanh trùng, tiệt trùng giúp đưa sữa tới nhiệt độ đủ cao để diệt các vi sinh vật có hại. Các nhà sản xuất luôn dùng phương pháp này cho các sản phẩm sữa và một vài chế phẩm như phô mai để diệt Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.

Uống sữa tươi chưa qua thanh trùng, tiệt trùng có nguy cơ gây ngộ độc cao gấp 150 lần các sản phẩm đã qua xử lý. Bạn nên sử dụng sản phẩm từ sữa có hạn sử dụng rõ ràng, bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C.

Rau mầm

Các loại rau mầm như giá đỗ, mầm rau cải có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella, E. coli và Listeria. Quá trình trồng rau mầm cần môi trường ấm và ẩm ướt để hạt nảy mầm, đồng thời cũng phù hợp cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo phụ nữ không nên ăn rau mầm sống. Bạn có thể chế biến các món canh, soup nấu chín rau mầm, giúp diệt các vi khuẩn có thể gây ngộ độc.

 
Quỳnh Trang (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng