Tăng huyết áp do ô nhiễm không khí từ giao thông

Tiếp xúc trong thời gian dài với tình trạng ô nhiễm không khí làm huyết áp tăng lên đáng kể

Ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng sức khỏe trẻ em ở Ấn Độ thế nào?

Những thói quen làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch

Bụi mịn PM2.5 và nỗi lo làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Podcast: Ô nhiễm không khí có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Washington (Mỹ), tiếp xúc với không khí ô nhiễm liên quan tới hoạt động giao thông có thể khiến huyết áp tăng cao trong vòng 24 giờ. Kết quả này mới được đăng tải trên tạp chí về y khoa Annals of Internal Medicine ngày 28/11.

Báo cáo cho thấy, ngồi trong xe ô tô và hít thở không khí trực tiếp từ môi trường (chưa qua bộ lọc) khiến chỉ số huyết áp của hành khách tăng 4,5mmHg. Tình trạng này đạt đỉnh trong vòng 60 phút lái xe. Theo các nhà khoa học, cứ mỗi lần huyết áp tâm thu tăng lên 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng lên 10mmHg, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ sẽ tăng gấp đôi.

TS. Joel Kaufman – nhà dịch tễ học, chuyên gia sức khỏe môi trường và giảng viên Đại học Washington cho hay: “Tình trạng nhiễm không khí liên quan tới hoạt động giao thông (viết tắt là TRAP), dù ở mức độ thấp, vẫn có thể khiến huyết áp tăng đáng kể”.

TS. Kaufman lý giải, nguyên nhân không đến từ stress trong buồng lái hay tiếng ồn, mà do hiệu ứng khi hít phải các hạt bụi mịn trong khí thải. Nghiên cứu được thiết kế để loại bỏ các tác nhân ngoài ô nhiễm không khí như sử dụng bộ lọc thật và giả làm đối chứng; Đối tượng nghiên cứu là hành khách chứ không phải tài xế.

TS. John Higgins – chuyên gia về tim mạch thể thao tại Trường Y McGovern, (Texas, Mỹ) nhận định, những người thường xuyên phải đi làm xa nhà có thể gặp phải hiện tượng tăng huyết áp nguy hiểm tất cả những ngày làm việc trong tuần. Nếu họ lái xe ra ngoài vào cuối tuần, tình trạng này có thể diễn ra nghiêm trọng hơn.

Khí thải từ phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại đô thị

Khí thải từ phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại đô thị

Nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông là các hạt bụi mịn PM2.5, carbon đen (muội than), các oxide của nitro, khí CO và CO2, cùng các phân tử dạng hạt bay lơ lửng trong không khí khác.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nghiên cứu đã chỉ ra rằng bụi mịn PM2.5 có liên quan tới hàng loạt vấn đề về sức khỏe như: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hen phế quản, khó thở, tử vong sớm… Nguyên nhân là hạt bụi có đường kính nhỏ có thể vượt qua hàng rào máu, đi vào hệ tuần hoàn và gây hại cho tim mạch.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ giao thông ở đối tượng như: Cư dân sống gần đường cao tốc, nhà máy, sân bay.

Từ kết quả này, các chuyên gia kêu gọi cần thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng không khí đô thị, kết hợp lắp đặt màng lọc tiêu chuẩn HEPA (High Efficiency Particulate Air) trong các phương tiện cơ giới như ô tô. Chủ sở hữu phương tiện cũng cần thay bộ lọc không khí cho cabin định kỳ như thay bộ lọc lò sưởi tại nhà.

Ngoài ra, đeo khẩu trang N95 khi lái xe và ngồi trong ô tô cũng có thể giúp lọc bớt bụi mịn gây ô nhiễm không khí, đồng thời giảm nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, cúm mùa

 

Nhiều ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nước ta đang trải qua một đợt ô nhiễm không khí kéo dài. Nhiều ứng dụng theo dõi chất lượng không khí quốc tế ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội phổ biến ở ngưỡng nguy hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Khoảng 1/12, chất lượng không khí ở Thủ đô có thể cải thiện phần nào khi không khí lạnh yếu tràn xuống.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp